--------> Sưu Tầm và Chia Sẻ Mọi Thứ

--------> Sưu Tầm và Chia Sẻ Mọi Thứ

Bệnh gout là gì ? Cách điều trị bệnh gout hiệu quả

Bệnh Gout (hay còn gọi là bệnh Gút, thống phong) là một bệnh với những cơn viêm khớp xương tái diễn cấp tính do sự kết đọng của tinh thể muối urat trong khớp xương. Khớp xương hay bị bệnh gút nhất là khớp bàn ngón chân cái.


Những khớp khác trong cơ thể cũng có thể bị bệnh gút như khủyu tay, đầu gối, bàn tay, bàn chân, mắt cá chân... Bệnh gout xảy ra nhiều ở nam giới, khoảng 20 lần nhiều hơn so với nữ giới. 90 phần trăm bệnh nhân là nam giới trên 40 tuổi.

Nguyên Nhân Và Hiểm Họa.

Gout gây ra vì lượng uric acid trong máu tăng cao, có thể vì cơ thể sản xuất quá nhiều uric acid, hay vì sự xuất thải uric acid do thận bị suy giảm, hoặc vì cả hai lý do. Khi chất uric acid trong máu lên cao, tinh thể uric acid kết đọng ở khớp xương và gây ra viêm khớp. Chất uric acid là sản phẩm của quá trình chuyển hoá purines có trong thức ăn và phần lớn do chính cơ thể sản xuất.

Những hiểm họa làm người ta dễ bị bệnh gout: Xử dụng thuốc lợi tiểu, thí dụ thông dụng như hydrochlorothiazide hay furosemide. Dùng vài thứ thuốc như niacin, cyclosporine... Một vài bệnh về máu như ung thư máu và bệnh dư máu . Đàn ông hơn 60 tuổi.. Gia đình đã có người bị gout. Mập mạp. Bệnh tuyến giáp trạng, bệnh thận, thiếu máu, tăng huyết áp, đái đường... Bị thương, giải phẫu, quang tuyến trị liệu... Ăn nhiều thức ăn có nhiều purin như cá sardines, gan, thận, óc (người ta gọi đây là bệnh của nhà giàu)... Uống nhiều rượu, bia.

Xác định bệnh:

Triệu chứng và dấu hiệu: Đau nhiều và đột ngột ở một khớp bị sưng, thường là ở khớp bàn ngón chân cái hay ở một khớp xương lớn hơn. Thường cơn đau bắt đầu vào ban đêm và thường chỉ ở một khớp. Khớp xương bị viêm sẽ bị sưng, đỏ, nóng và đau. Da xung quanh khớp có màu đỏ và bóng. Sốt đôi khi xảy ra.

Lần đầu tiên bị gout cấp tính, cơn đau kéo dài khoảng vài ngày. Nếu không chữa trị, cơn đau rất dễ tái diễn. Nếu chữa cho giảm lượng uric acid trong máu, cố giảm hay tránh những hiểm hoạ các cơn đau sẽ thưa bớt đi hay hết hẳn. Nếu để lâu ngày, không chữa trị có thể sẽ bị biến chứng: Khớp bị biến dạng, tàn tật. Sạn sỏi ở thận. Viêm những giây chằng, gân và xương.

Xét nghiệm:

Tìm thấy tinh thể uric acid muối urat trong dich khớp bằng cách lấy dịch trong khớp xương để tìm tinh thể dưới kính hiển vi. Định lượng uric acid trong máu. Tuy nhiên thử nghiệm có thể sai lầm vì lượng uric acid có thể bình thường trong những cơn đau cấp tính và ngược lại nhiều người có lượng uric acid trong máu cao nhưng không bao giờ bị đau cả.

X Quang thường sẽ cho hình ảnh khớp bình thường lúc đầu. Giai đoạn sau sẽ cho hình ảnh phá huỷ sụn khớp và các biến dạng khớp.

Điều trị bệnh gout:

Mục đích chính của trị liệu là làm giảm viêm và tìm những hiểm họa nếu có, để tránh. Cần tránh sự tái diễn cơn đau, bằng cách làm giảm uric acid trong máu. Đồng thời cũng cần để ý để đề phòng những tổn thương, đôi khi nguy hiểm, có thể gây ra vì thuốc chữa.

Tổng quát: Nằm nghỉ ngơi rất quan trọng. Chườm nước đá.



Thuốc chữa:

Chữa bệnh cấp tính: Thuốc Colchicine. Thuốc chống giảm đau (NSAID) như Diclofenac, Meloxicam, Indomethacin, Ibuprofene, Naproxene.... Glucocorticosteroids như prednisone...

Chữa ngừa bệnh tái diễn bằng cách làm giảm lượng uric acid trong máu: Allopurinol là thuốc làm giảm sự sản xuất uric acid trong cơ thể. Probenecid làm tăng sự xuất thải uric acid khỏi cơ thể theo đường thận. Những thuốc này có thể gây nhiều phản ứng không thuận lợi khá nặng.

Các loại thuốc đông y: Khang Thụy I, Gút Saman...

Dinh dưỡng : Tránh ăn thức ăn có nhiều chất purine như gan, thận, óc, cá sardines... Uống nhiều nước khoảng 3 lit nước một ngày để làm nước tiểu loãng ra và ngừa sạn thận. Tránh uống rượu ,bia. Nếu mập mạp thì hãy cố giảm cân đúng cách. Giảm cân không đúng cách, quá nhanh cũng có thể dễ bị đau thống phong.

Hãy liên hệ với bác sỹ khi có triệu chứng bệnh để được xác định bệnh và chữa bệnh kịp thời đúng cách.

Thường xuyên liên lạc với bác sỹ trong suốt quá trình điều trị.

Theo các bác sĩ, nguyên nhân dẫn đến gout nồng độ axit uric máu tăng cao. Cụ thể nên dùng thực phẩm như: ngũ cốc, khoai củ, trứng, sữa, phomát, loại hạt, loại rau củ không chua, loại rau quả có tính chất lợi tiểu để tránh axit uric ứ đọng cơ thể. Đặc biệt, bị gout không nên ăn uống nước ép loại hoa quả chua như: bưởi, chanh, cam, khế… Vì môi trường axit dung nạp vào người làm cho cơ thể lắng đọng axit uric, bệnh gout dễ tái phát.

Theo các bác sĩ, nguyên nhân dẫn đến gout là do nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Thông thường axit uric bị phần hủy trong máu và được thải ra ngoài qua thận để ra nước tiểu. Tuy nhiên, đôi khi cơ thể tạo ra quá nhiều axit uric hoặc thải axit uric này qua nước tiểu quá ít. Hậu quả là axit uric trong máu tăng lên, tích lũy dần dần và lắng đọng thành những tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp hoặc bao quanh khớp gây ra triệu chứng đau khớp, viêm sưng khớp.

 Gout thường gây đau đớn dai dẳng cho người bệnh, thậm chí có người không đi lại được và còn là sự báo hiệu nguy cơ của bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não và bệnh thận. Ths. Bs. Doãn Thị Tường Vi, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, cho biết, nguyên nhân ăn uống có vai trò rất quan trọng và là yếu tố góp phần quá trình thúc đẩy bệnh gout phát sinh cũng như làm tăng quá trình tái phát bệnh. Vì vậy, khi đã mắc bệnh gout phải sử dụng những thực phẩm mà làm sao khi ăn vào không tạo ra nhiều axit uric. Cụ thể nên dùng những thực phẩm như: ngũ cốc, khoai củ, trứng, sữa, phomát, các loại hạt, các loại rau củ không chua, các loại rau quả có tính chất lợi tiểu để tránh axit uric ứ đọng trong cơ thể.Lưu ý là những bệnh nhân có cholesterrol máu cao không nên dùng quá 2 quả trứng/ 1 tuần. Chất béo sử dụng là bơ, dầu thực vật.Người bị gout có thể dùng thêm các loại thịt, cá tôm cua nhưng dùng với mức độ vừa phải và phải dùng thịt trắng. Các loại thịt đỏ như thịt thú rừng, thịt bò hoặc tôm, của hải sản có quá nhiều nhân burin thì nên tránh. Đặc biệt, các loại phủ tạng động vật, cá mòi, cá trích, cá đóng hộp cũng nên thận trọng.

Các thực phẩm khác như măng tây, một số loại nấm, một số đồ uống như bia, rượu, nước trà, cà phê cũng nên hạn chế, lưu ý uống với mức độ vừa phải.Đặc biệt, khi đã bị gout không nên ăn hoặc uống nước ép của các loại hoa quả chua như: bưởi, chanh, cam, khế… Vì trong môi trường axit đó khi dung nạp vào người càng làm cho cơ thể lắng đọng axit uric, khi đó bệnh gout càng dễ tái phát. Để tăng đào thải axit uric thì bệnh nhân nên uống nhiều nước, các loại nước khoáng. Một ngày nên uống từ 1,5 - 2 lít nước khoáng, thậm chí 2,5 lít nước khoáng chứa kiềm nếu bệnh nhân không có các bệnh về tim mạch.Để phòng tránh bệnh gout đến từ đâu nên có chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng hóa thức ăn. Đặc biệt, khi liên hoan, tiệc tùng cũng nên phối hợp các món ăn đa dạng, không nên lạm dụng nhiều các thực phẩm có nhiều nhân burin khiến tăng axit uric như đã nói ở trên.

Phòng tránh bệnh gút

Nếu bạn đang thừa cân hay béo phì thì việc giảm cân qua ăn uống lành mạnh và thường xuyên hoạt động thể chất là điều rất quan trọng. Nghiên cứu cho thấy giảm cân có thể làm giảm nồng độ acid uric và giảm xuất hiện các cơn gút cấp. Nếu bạn nghiện rượu, bạn nên giảm hoặc ngưng hoàn toàn. Uống nhiều bia hoặc rượu mạnh làm tăng cơ hội mắc bệnh gút. Cụ thể, việc uống rượu nhiều sẽ làm sản sinh Acid lactic. Acid lactic sẽ tranh chấp đào thải với Acid uric, làm cho lượng Acid uric không thể thoát ra ngoài hoặc thoát với khối lượng không đủ. Bạn nên uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày vì nó giúp hoà tan acid uric trong cơ thể và loại bỏ theo đường tiết niệu ra ngoài. Ăn thực phẩm có nhiều purin (như cá cơm, cá mòi, ngỗng,...) cũng có thể gây tăng Acid uric. Những người ăn nhiều hải sản và thịt (đặc biệt là thịt nội tạng như gan, thận, não, tim) cũng có nguy cơ mắc bệnh gút. Ngoài ra, ở lứa tuổi 30 trở lên, nên tránh những thay đổi đột ngột của cơ thể, như đang nóng mà tắm nước lạnh, sốc cơ thể... có thể sẽ là tác nhân để sự chuyển hoá từ Acid uric thành muối Urat diễn ra.

Thủ phạm của bệnh gút:

Acide urique là thủ phạm

Cơn gout hay xảy ra sau 1 chấn thương nhẹ, sau bữa nhậu linh đình. Cơn gout có thể xảy ra vài ngày hoặc vài tuần và có thể tự bớt, nhưng nếu không điều trị những cơn này sẽ xuất hiện thường hơn và gây ra biến dạng hủy khớp gây tàn phế.

Nguyên nhân acide urique trong máu tăng đó là do thận không thải được acide urique hoặc do cơ thể tạo ra quá nhiều (do ăn uống, do bịnh lý như ung thư máu dạng lim phôm, thiếu máu tán huyết, vảy nến...) hoặc do bất thường trong chu trình tạo ra acide này.


Cụ thể ở bệnh này là lắng tụ tinh thể monosodium urate ở bao khớp, gân do tình trạng acide urique tăng cao trong máu… gây ra các đợt viêm khớp ngoại biên tức là viêm các khớp chân tay đặc biệt hay xảy ra ở ngón chân cái. Tình trạng viêm này là do các con bạch cầu được ví như các lính chiến đấu trong cơ thể đi dọn dẹp các tinh thể này.

Bệnh sẽ biểu hiện bằng các cơn đau ở các khớp, khớp có thể bị sưng to đỏ có thể có nước trong khớp đặc biệt là ngón chân cái (khớp bàn ngón) hay bị nhất, tuy nhiên các khớp khác đều có thể bị.Cơn đau rất nặng được mô tả dữ dội và nhiều khi bệnh nhân không dám đắp mền vì chỉ cần chạm nhẹ vào cũng gây ra cơn đau dữ dội.

Tình trạng viêm này có thể tái đi tái lại nhiều lần gây ra biến dạng khớp nếu không điều trị. Không phải tất cà những người có acide urique cao trong máu là bị cơn gout, tuy nhiên nếu nồng độ acide urique trong máu cao và kéo dài càng lâu thì càng có nguy cơ bị gout.

Món ăn phòng chống bệnh gout:

- Củ cải 250g thái chỉ, dầu thực vật 50g. Củ cải rán qua với dầu rồi cho thêm bá tử nhân 30g, nước 500ml đun chín, chế đủ gia vị, ăn trong ngày.

- Rau cải trắng 250g xào với dầu thực vật 20g, ăn hàng ngày, thích hợp với giai đoạn điều trị củng cố.


- Cà dái dê tím 250g rửa sạch, luộc chín, thái thành miếng, cho thêm xì dầu, dầu vừng, muối và gia vị vừa đủ, trộn đều, ăn cách nhật.

- Khoai tây 250g, dầu thực vật 30g. Rán khoai tây rồi trộn với xì dầu, muối và gia vị, ăn trong ngày. Dùng rất tốt khi bệnh tái phát.

- Măng tre 250g xào với 30g dầu thực vật, cho thêm muối và gia vị, ăn hàng ngày.


- Củ cải 250g thái chỉ rán qua với 30g dầu thực vật rồi cho thêm 750ml nước, 30g gạo tẻ nấu thành cháo, ăn hằng ngày.

- Hạt dẻ tán thành bột 30g, gạo nếp 50g nấu với 750 ml nước thành cháo ăn hàng ngày.

- Rau cần 100g (để cả rễ) rửa sạch thái nhỏ, gạo tẻ 30g nấu với 750ml nước thành cháo, chế đủ gia vị ăn trong ngày.

- Nho tươi 30g, gạo tẻ 50g nấu thành cháo ăn hàng ngày, dùng rất tốt trong giai đoạn cấp tính.

- Dâu tây (thảo mai) 80g rửa sạch bỏ cuống ép lấy nước, pha thêm đường phèn và nước đun sôi để nguội (khoảng 100ml) uống trong ngày.

- Quýt 200g, cà rốt 300g, táo 400g, lô hội 60g. Tất cả rửa sạch, ép lấy nước pha thêm mật ong uống hàng ngày.

- Cương tàm 250g, đậu đen 250g, rượu trắng 1.000ml. Đậu đen sao cháy ngâm trong rượu cùng với cương tàm, sau 5 ngày dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml.

- Độc hoạt 40g, bạch tiên bì 15g, khương hoạt 30g, nhân sâm 20g, rượu trắng vừa đủ. Các vị thuốc rửa sạch, sấy khô tán vụn. Mỗi lần dùng lấy 10g bột thuốc, 7 phần nước, 3 phần rượu, đun cạn còn 7 phần, bỏ bã lấy nước uống hàng ngày.

- Khoai tây 300g, cà rốt 300g, dưa chuột 300g, táo tươi (loại táo quả to) 300g. Tất cả rửa sạch, thái miếng ép lấy nước, pha thêm một chút mật ong uống trong ngày.


- Độc hoạt 60g, đậu tương 500g, đương quy 10g, rượu trắng 1.000ml. Tất cả sấy khô, sao thơm, tán vụn ngâm trong rượu, cho thêm mật ong uống mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 10 - 15ml.

- Tang ký sinh 200g, đậu đen 250g, rượu trắng 1.500ml. Các vị thuốc sấy khô sao thơm, tán vụn ngâm trong rượu cùng một chút mật ong sau 5 ngày thì dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml.

Những yếu tố nguy cơ của bệnh gout

+ Giới tính: Đa số bệnh nhân Gút là nam giới (ở Việt nam trên 99%), điều này có thể do nam giới có lối sống, chế độ ăn nhiều chất đạm, giàu purin, rượu, bia, thuốc lá…

+ Yếu tố gia đình: Do gen, cùng thói quen sinh hoạt, ăn uống.

+ Tuổi mắc bệnh: chủ yếu gặp ở lứa tuổi 30-50 (nam giới). Nữ giới sau mãn kinh.

+ Béo phì: Một số nghiên cứu thấy rằng những người thừa cân, béo phì thì bị tăng nguy cơ mắc bện Gút gấp 5 lần bệnh nhân không bị béo phì.

+ Thói quen uống rượu bia: Liên quan giữa rượu, bia và bệnh Gút đã được nói đến từ thời xa xưa, trong đó bia là yếu tố nguy cơ mạnh nhát nhất với bệnh Gút. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra có tới 75-84% bệnh nhân Gút uống rượu bia thường xuyên trung bình từ 7-10 năm.

+ Tăng acid uric liên quan tới một số bệnh rối loạn chuyển hóa khác: Bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu…

+ Do ảnh hưởng của một số loại thuốc làm giảm thải acid uric qua thận, rối loạn chuyển hóa acid uric: Thuốc lợi tiểu thiazid, furosemid, aspirin, thuốc chống Lao như pyrazynamid…

Nguồn : benhgout.net

0 comments :

Post a Comment