Vài ý kiến về Giáo Dục Đại Học tại Việt Nam hôm nay
I. Khai mở:Khi nghe Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân quyết định tuyên chiến với bệnh thành tích và kiên quyết “nói không với tiêu cực” để làm trong sạch môi trường giáo dục, rất nhiều người trong và ngoài nước đều muốn chờ xem liệu ông tân Bộ Trưởng có thể làm được 2 điều này hay không? Có không ít thách thức nhưng cũng có rất nhiều người tán thành và ủng hộ; nhất là từ phía ông Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết và ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ai cũng có thể thấy rằng ông Nhân có cái tâm và bầu nhiệt huyết chấn hưng giáo dục nước nhà nhưng ai cũng biết sức người có hạn, tiêu cực thì nhiều mà Bộ trưởng thì có một mình “tả xung hữu đột”. Có lần Bộ trưởng đã đích thân đến tận nơi xảy ra "tiêu cực" để chỉ đạo rõ ràng mà còn có người cố tình làm ngược lại; thử hỏi những nơi ông Bộ trưởng không đến được thì tình hình sẽ tồi tệ cỡ nào? Nhiều người lo ngại cho ông tân Bộ trưởng sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện mục đích của mình nhưng sau 1 năm thử thách thì ông Nhân cho người ta thấy ông quyết xăn tay áo lên làm tới luôn. Kết quả kỳ thi tốt nghiệp phổ thông vừa qua cho thấy thực tế chất lượng dạy và học ở VN đen tối như thế nào nên người ta trông đợi xem những tập 2, tập 3... của bộ phim dài nhiều tập, "Chấn hưng giáo dục VN" sẽ có phần kết thúc ra sao? Nghe đồn rằng phen này ông Nhân sẽ được ông Dũng đề cử làm phó thủ tướng và ông Nhân cũng có rất nhiều triển vọng sẽ "kế vị" ông Dũng sau này.
Thực ra người ta vẫn chưa biết ông Nhân sẽ "đổi mới" giáo dục như thế nào khi mà trước mặt ông có quá nhiều "lỗ hổng" cần phải vá đắp, bịt lại và cũng cần phải đầu tư rất nhiều. Khi VN quyết định đi theo "kinh tế thị trường" thì giáo dục là 1 trong những ngành đầu tiên phải lãnh ..."búa tạ"! Khi về nước thăm nhà, tôi nghe các cháu kể lại mà mình thật sự không tin:
Thực ra người ta vẫn chưa biết ông Nhân sẽ "đổi mới" giáo dục như thế nào khi mà trước mặt ông có quá nhiều "lỗ hổng" cần phải vá đắp, bịt lại và cũng cần phải đầu tư rất nhiều. Khi VN quyết định đi theo "kinh tế thị trường" thì giáo dục là 1 trong những ngành đầu tiên phải lãnh ..."búa tạ"! Khi về nước thăm nhà, tôi nghe các cháu kể lại mà mình thật sự không tin:
- các trường mẫu giáo phải tự túc ngân sách thu-chi và Nhà Nước chỉ trả lương cô giáo mà thôi.
- mỗi kỳ tựu trường, cha mẹ phải tất bật chạy tiền với đủ loại học phí & "phụ thu" cho con em nhập học đầu năm. Bởi vậy, con nhà nghèo phải bỏ học và chế độ giáo dục miễn phí đã cáo chung !
- các cháu phải học từ sáng đến tối, học tại trường rồi phải đi học thêm, học đủ thứ mà tuổi các cháu khó lòng "tiêu hóa" nỗi nhưng các nhà giáo dục nước ta vẫn quá tham lam khi tỉnh bơ trước chuyện "bội thực" và "vá đắp" của chương trình giáo dục VN hôm nay. Các anh chị trong ngành giáo dục đều đã học qua môn tâm lý giáo dục, đều hiểu phần nào tâm sinh lý của thanh thiếu niên nhưng vì lợi ích chính trị (hay bản thân?) mà các anh chị phớt lơ trước những bài toán của ngành giáo dục, cố tình tạo ra thêm nhiều rối rắm thay vì giải quyết căn cơ, bài bản hơn.
- Mỗi kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và thi tuyển vào Đại học là biết bao tốn kém + "tiêu cực". Vậy tại sao VN không thử bắt chước Mỹ bỏ thi tốt nghiệp phổ thông và thi tuyển vào Đại học; chủ yếu dựa vào kết quả quá trình học suốt năm lớp 9 + 3 năm trung học để xét công nhận tốt nghiệp phổ thông và tuyển vào Đại học?
- Mỗi kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và thi tuyển vào Đại học là biết bao tốn kém + "tiêu cực". Vậy tại sao VN không thử bắt chước Mỹ bỏ thi tốt nghiệp phổ thông và thi tuyển vào Đại học; chủ yếu dựa vào kết quả quá trình học suốt năm lớp 9 + 3 năm trung học để xét công nhận tốt nghiệp phổ thông và tuyển vào Đại học?
Qua chuyến đi của ông Triết, VN đang yêu cầu Mỹ giúp đào tạo những cán bộ giảng dạy + nghiên cứu + quản lý ở trình độ Đại Học và hậu Đại Học nhưng liệu VN sẽ "đổi mới" giáo dục bậc Đại học như thế nào và bắt đầu từ đâu? Nhiều người làm công tác giáo dục trong nước vẫn phân vân chưa biết VN sẽ "đổi mới" giáo dục từ giáo dục phổ thông (từ dưới lên) hay từ các trường ĐH, CĐ (từ trên xuống)? VN sẽ "đổi mới" từ hệ thống, đường lối tổ chức và quản lý từ Trung ương (Bộ Giáo Dục) cho đến các trường học? VN sẽ "đổi mới" từ chế độ thi cử, chương trình dạy và học cho đến sách giáo khoa, phương pháp dạy và học - đào tạo từ phổ thông đến Đại Học và hậu Đại Học? Liệu những "hợp tác Quốc tế" có tạo được những "cú huých" từ bên ngoài để xốc nền giáo dục VN lên được hay không? Từ sau 30/4/1975 đến nay, VN đã nhiều lần “cải cách giáo dục” nhưng không biết VN có làm tổng kết tất cả những thành quả (ưu) và thất bại (khuyết điểm) một cách thẳng thắn để tìm ra nguyên nhân – hậu quả và rút kinh nghiệm mà làm tốt hơn việc dạy và học ở VN hay chưa? Ngay như chính sách tuyển dụng, phân công lãnh đạo và quản lý của nhà nước hiện nay cũng cần phải thay đổi như thế nào cho hợp lý mà cũng phải "hợp tình" chứ không thể nào coi trọng "hồng hơn chuyên" mãi được. Rõ ràng, VN cần có đột phá về tư duy và về cơ chế. Ông Nhân là người chủ trương bắt tay làm đi rồi sẽ biết thay vì bàn cãi quá nhiều nhưng liệu ông Nhân có vượt qua được những rào cản về tư duy và về cơ chế từ chính guồng máy quản lý & lãnh đạo? Mong rằng ông sẽ thành công.
II. Nhận định tình hình:
1. Ai ở VN cũng thấy rõ hai thất bại chính của hệ thống giáo dục VN là:
- Chất lượng đào tạo (dạy và học) rất thấp đưa đến cho con người ít kiến thức mới cập nhật hoá, thiếu tự tin, ít sáng kiến, thiếu chuyên sâu cho dù phải học nhồi nhét, học thuộc lòng, học đủ thứ, kể cả những thứ không cần thiết, không còn ai dùng đến nữa, chỉ phục vụ mục tiêu chính trị(triết học Mác-Lênin, Lịch sử Đảng, v.v...). Bởi vậy đưa đến nhiều "hạn chế" trong khả năng làm việc,công tác,thuyết phục,tổ chức,quản lý và lãnh đạo khi bước chân vào xã hội. Ngày nào VN còn chạy theo chỉ tiêu/ số lượng mà không chú trọng đúng mức đến chất lượng đào tạo (dạy và học) thì giáo dục VN cứ lẹt đẹt mãi thôi.
- Gian lận nhiều trong thi cử đưa đến sự mất niềm tin vào sự trong sạch của nền giáo dục và giảm giá trị bằng cấp VN. Bệnh thành tích/ hình thức là một trong những căn nguyên chính và phổ biến nhất ở VN mà ai cũng biết nhưng rất khó chữa trị vì đã ăn sâu vào trong từng con người và ảnh hưởng toàn bộ hệ thống xã hội. Nhu cầu nâng cao dân trí đòi hỏi VN làm thiệt, làm cho đàng hoàng tử tế chứ không phải làm giả mà ăn thiệt, làm láo - báo cáo hay... vì đó là lừa bịp chính mình và gạt thiên hạ. "Thượng bất chánh, hạ tắc loạn", cấp trên thích xài đồ giả thì hỏi sao không loạn?
2. Hệ thống giáo dục VN chịu ảnh hưởng của những nền văn hóa giáo dục lỗi thời như Khổng Mạnh, Pháp và Liên Xô.
- Giáo dục Khổng Mạnh là lối giáo dục từ chương (học thuộc lòng và nhồi sọ), dùng lối thi cử từ chương làm dụng cụ duy nhất để đánh giá con người trong sự thăng tiến trong xã hội (học để ra làm quan). Làm quan chỉ hưởng lương bổng thôi thì làm sao giàu lên được nếu không tham nhũng + lươn lẹo ? Chưa kể là nhiều quan niệm "khuôn vàng thước ngọc" trong tư tưởng Khổng Mạng tự dưng coi bộ lỗi thời khi bước vào "kinh tế thị trường" và dễ nảy sinh những mâu thuẫn (conflict) giữa cái cũ và cái mới. Trong khi giáo dục phương Tây giúp người học phát huy sự sáng tạo và đi tìm chân lý cho những nan đề trong khoa học, kinh tế, chính trị và xã hội thì giáo dục Khổng Mạnh khiến Trung Quốc và Việt Nam dậm chân tại chỗ trong bao nhiêu năm qua và bị phương Tây bỏ xa. Phương pháp dạy và học ở VN hôm nay vẫn còn rất nặng tính cách Khổng Mạnh. Thầy dạy gì, trò học đó, trong đó Thầy hầu như luôn luôn đúng, có tính cách bắt buộc người học phải chấp nhận “chân lý”, ít ai dám tranh luận nên thường gò bó cho người học, không phát huy được tính sáng tạo của người học, không tận dụng được tài năng và sự sáng tạo của nhà giáo và cũng khó cải cách sửa đổi như Mỹ.
- Hệ thống tổ chức giáo dục theo lối Pháp thường chủ trương đi sâu hơn về lý thuyết và coi trọng nghiên cứu nhưng thiếu ứng dụng thực tế, bảo thủ, vẫn từ chương và bám theo sách vở nhiều hơn nên thường đào tạo ra những ông/ bà “công chức”/ “thư lại” thích làm việc theo công thức. Các trường thường điều hành độc lập nhưng đường lối tổ chức và quản lý theo lối Pháp. Giáo viên dạy theo chương trình dạy và học do Bộ Giáo Dục quy định nhưng có thể dùng sách giáo khoa + phương pháp dạy và học nào mà họ ưa thích. Chế độ thi cử và chính sách tuyển dụng của nhà nước vẫn khó khăn, ít ai học lên cao do trường ốc hạn chế và thiếu giáo viên cho dù giáo viên rất được ưu đãi. So với Mỹ, trường học quản lý theo hệ thống này rất ít thích nghi với sự thay đổi lớn trong xã hội.
- Hệ thống quản lý giáo dục VN trước “đổi mới” là một hệ thống quản lý chỉ huy tuyệt đối (“bao cấp”) theo mô hình bao cấp của Liên Xô và ít nhiều chịu ảnh hưởng của CS Trung quốc nên Đảng CSVN giao cho Bộ Giáo Dục (Trung ương) vai trò lãnh đạo tuyệt đối trong quản lý giáo dục và nền giáo dục cũng có cùng những căn bệnh bao cấp trầm trọng như nền kinh tế trước đây. Ngay sau 30/4/1975, Bộ Giáo Dục áp dụng ngay một chương trình học phổ thông cho cả nước, bao gồm luôn cả sách giáo khoa đưa đến tình trạng có nhiều môn học không cần thiết, không hợp với nhiều địa phương và người học. Khi ôm đồm quá nhiều việc nhỏ (micro-manage), Bộ Giáo Dục quên mất trách nhiệm to lớn của mình là lãnh đạo toàn diện (macro-management) quy mô cả nước, tạo điều kiện thuận tiện nhất cho ngành giáo dục phát huy sự sáng tạo và khả năng con người ở trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Nền giáo dục VN cũng sản xuất ra “hàng hóa” với chất lượng rất kém và nhiều “tiêu cực” cộng thêm bệnh thành tích nên cho dù không đáp ứng nhu cầu xã hội, không cạnh tranh được với thế giới nhưng ai ai cũng cố tình che giấu, bưng bít, dối gạt nhau để vẽ ra bức tranh lạc quan về giáo dục VN. Thiếu thốn mọi thứ trầm trọng, từ giáo viên đến sách giáo khoa nhưng vì Đảng và chính quyền quyết định tất cả mọi việc về sản xuất, nhân sự và giá cả nên ai cũng lo cho bản thân và gia đình, chẳng mấy ai lo cho giáo dục VN. Hệ thống này cũng coi trọng "hồng hơn chuyên" với sự phân biệt đối xử đã làm chảy máu chất xám, thui chột nhân tài, kẻ dốt lên làm thầy. Hệ thống giáo dục thiếu đa dạng, ít thích nghi và kém chất lượng nhưng ít ai được phép/ trao quyền/ khuyến khích để thay đổi. Rất nhiều người đã than phiền chương trình học suốt 12 năm học phổ thông + 4/ 5 năm đại học quá nặng nề với những kỳ thi quá căng thẳng ! Trường ốc + thầy cô thiếu thốn nghiêm trọng mà yêu cầu đặt ra quá cao nên dường như học trò lãnh đủ tất cả hậu quả tất yếu.
- Khi BS Lê Minh Trí làm Tổng Trưởng Giáo dục thì ông đã muốn đưa hệ thống tổ chức giáo dục theo lối Mỹ vào VN. Tiếc là BS Trí mất sớm nhưng chương trình này vẫn tiếp tục dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại từ ảnh hưởng của những người học trường Pháp trước đây. Nhiều chương trình thí điểm được Mỹ giúp đỡ trong việc đào tạo giáo viên và phương tiện; điển hình là các trung tâm giáo dục Lê Quí Đôn, Hồng Bàng và ĐH Y Khoa ở Saigon, thi Tú Tài theo lối thi trắc nghiệm (ABC khoanh trên scantron), v.v... Khi Mỹ trở thành cường quốc số 1 thế giới (nhất là sau khi Liên Sô tan rã), rất nhiều “sản phẩm” của Mỹ đều trở thành “tiêu chuẩn” (standard) mẫu mực cho rất nhiều nước khác; trong đó có giáo dục. Thực ra giáo dục theo lối Mỹ tuy có linh động và đa dạng hơn nhưng cũng có những khuyết điểm, cho dù có nhiều ưu điểm hơn so với các nước khác nhưng vẫn chưa phải là tuyệt đối mẫu mực nên nhiều nhà giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã cố gắng tìm kiếm một đường lối giáo dục vừa thể hiện tính dân tộc, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước; trong đó có cả sự nghiên cứu nền giáo dục của Nhật và nhiều nước khác.
VN không nên bắt chước rập khuôn theo một hệ thống tổ chức giáo dục nào hết mà nên so sánh, chọn lựa rồi xây dựng một hệ thống tổ chức giáo dục thích hợp nhất cho dân mình, nước mình. Sau khi Trung Quốc thức tỉnh và "đổi mới" 30 năm rồi thì bây giờ VN mới nhìn ra những hậu quả to lớn do ảnh hưởng của nền văn hóa giáo dục lỗi thời như tư tưởng Khổng Mạnh + chủ nghĩa Mác-Lênin – đó là những nguyên nhân chính mà Việt Nam nên thẳng thắn rút kinh nghiệm. Trong khi kinh tế VN liên tục phát triển ở mức tăng trưởng ngoài dự đoán thì giáo dục VN vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội, thậm chí còn có những hiện tượng suy thoái đạo đức học đường và thể hiện rõ nét sự yếu kém về nhiều mặt, cụ thể nhất là sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, số lượng và chất lượng đào tạo thầy cô giáo cho tất cả các cấp, chương trình dạy và học chưa đáp ứng kịp yêu cầu của xã hội - kinh tế, sách giáo khoa và phương pháp dạy & học có nhiều điều vô lý.
3. "Đổi mới" giáo dục bậc Đại học ở VN như thế nào?
Thật vui khi Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết yêu cầu Mỹ giúp đào tạo những cán bộ giảng dạy + nghiên cứu + quản lý ở trình độ Đại Học và hậu Đại Học nhằm chấn hưng giáo dục nước nhà nhưng bao giờ ̀đại học Việt Nam có chất lượng quốc tế? Nhiều người đã mơ ước VN sẽ sớm có được các trường Đại Học đạt “đẳng cấp thế giới” (world class) tức là “được xếp hạng trong số những trường Đại Học tốt nhất, lỗi lạc nhất, được coi là hàng đầu trên toàn thế giới.” Thực ra đến nay cũng chưa có một đại học nào trên thế giới tự cho mình có “đẳng cấp quốc tế” dù đó là Yale, Harvard, Sorbonne, Cambridge, MIT hay CalTech. Ai cũng biết những khó khăn, thiếu thốn của ngành giáo dục nhưng muốn khá hơn thì dứt khoát phải chịu chữa bệnh, đầu tư đúng mức và phấn đấu vươn lên. Khi nói về chất lượng cho Đại Học và hậu Đại Học, người ta nói ngay đến chuyện sinh viên ra trường “thầy không ra thầy, thợ không ra thợ”, đưa đến chuyện không tìm được việc làm, chưa nói đến chuyện bằng giả, chương trình giảng dạy và đào tạo cần sửa đổi, cơ sở vật chất cần tu bổ, nâng cấp trong khi ngành giáo dục có biết bao lãng phí và cũng đang nhận lãnh nhiều hậu quả tai hại khác do những tác động kinh tế - xã hội - chính trị - văn hóa. Không thấy ai bàn đến việc thay đổi 'cơ chế' khi mà quản lý là 1 trong những khâu yếu kém nhất cần phải "đổi mới". Ý tưởng thì nhiều nhưng biện pháp thì sao? Đầu tiên là ...tiền đâu? Dựa vào ngân sách Nhà Nước thì coi bộ ...hơi khó ! Nhân lực, nhân tài, nhân dụng - chung qui là con người thì sao?
* Trong sản xuất, các tổ chức công nghiệp thường dùng tiêu chuẩn quốc tế ISO 900x để kiểm định chất lượng. Trong ngành giáo dục VN, không biết người ta dùng tiêu chuẩn nào kiểm định chất lượng dạy và học nhưng thực tế hiển nhiên mà ai cũng biết là thị trường trả lương rất thấp cho đa số sinh viên VN vì chất lượng rất thấp. Người ta thường chỉ thấy trò học dở + dốt chứ ít ai chấp nhận thực tế không vui là có rất nhiều thầy cô và cán bộ quản lý + lãnh đạo ngành giáo dục rất kém về nhiều mặt! Thực ra VN đã cho rất nhiều du học sinh qua Mỹ tu nghiệp,du học nhiều ngành nghề khác nhau nhưng số người trở về nước rất ít, hầu như không mấy ai phục vụ cho cơ quan nhà nước – trừ những ngành có lien quan đến giáo dục. Có biết bao cán bộ từ VN qua Mỹ du học bằng học bổng của các cơ quan Nhà Nước VN hay Mỹ, hoặc từ lời mời và trợ cấp của các công ty Mỹ mà họ không nghe, không viết, không hiểu gì tiếng Anh thì học và tiếp thu được cái gì ? Chẳng qua là họ đi chơi, đi buôn thôi, ông Nhân ạ. Sau 20 năm “đổi mới”, VN đã làm quen với nhiều hệ thống giáo dục thuộc nhiều nước khác nhau nên không thể nói VN không hiếu tiêu chuẩn quốc tế. Chẳng qua Lãnh đạo VN vẫn phân vân, bối rối, chưa biết làm sao để có giải pháp tốt đẹp và khả thi nhất cho việc chấn hưng giáo dục VN mà ít ảnh hưởng bất lợi/ không hay đến yêu cầu chính trị của Đảng CSVN. Trong giai đọan hiện nay, có người cho rằng VN cần có thợ giỏi nhiều hơn là những nhà lý thuyết giỏi nói suông. Có người ủng hộ xây 1 trường Đại Học “hoa tiêu” mà Đại Học Sàigòn là ứng viên nặng ký nhất. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có quyết định chính thức định hình trường ĐH đẳng cấp quốc tế (ĐCQT). Theo đó,trường ĐCQT sẽ được độc lập và tự chủ cao về quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học, tổ chức - nhân sự và tài chính. Trường ĐCQT sẽ hoạt động theo phương thức: Chính phủ đầu tư ngân sách, trường đào tạo và nghiên cứu theo hợp đồng được ký giữa các cơ quan đại diện của Chính phủ như Bộ GD-ĐT, Bộ Khoa học & công nghệ với nhà trường. Liệu đến bao giờ VN sẽ xây dựng được trường ĐH đẳng cấp quốc tế? So với nhiều nước trong khu vực, VN vẫn chưa có đủ trường lớp và cơ sở vật chất nên những kỳ thi tuyển vào cao đẳng và đại học chỉ nhằm hạn chế số sinh viên có thể vào học ở các trường vốn dĩ đã quá tải mà lại thiếu thầy cô giỏi đến mức trầm trọng ! Số người bỏ học ngày càng đông hơn mà các trường dạy nghề hay trung cấp cũng rất hạn chế. Nhu cầu xã hội ngày càng cao mà giáo dục VN rõ ràng không kịp đáp ứng trong khả năng hạn hẹp. Đến bao giờ các trường tại VN mới có thể thu nhận nhiều hơn những người có nguyện vọng học tiếp lên ở trình độ cao hơn?
* Do ảnh hưởng từ “thời bao cấp”, trách nhiệm của đại học vẫn còn hạn chế và không rõ ràng, họ vẫn sợ trách nhiệm và cứ chờ đợi sự chỉ đạo cụ thể từ Bộ Giáo Dục chứ chưa dám mạnh dạn cải cách; nhất là khi đụng đến “cơ chế” và chính trị. Nếu như xã hội Mỹ đòi hỏi rất nhiều từ các trường Đại Học nên chính các trường Đại Học phải cố gắng cải thiện, cạnh tranh và vượt lên để có thể tồn tại và phát triển thì các trường Đại Học vẫn chưa cởi bỏ được chiếc vòng kim cô, vẫn ỷ lại vào ngân sách hạn hẹp được Trung Ương hay địa phương chu cấp không khác gì thời “bao cấp” vì chính Ban Giám Hiệu và cán bộ giảng dạy vẫn bị ràng buộc bởi nhiều tố khách quan và chủ quan tồn tại từ cơ chế “bao cấp”. Nếu như mỗi trường Đại Học ở Mỹ đều tự trị, độc lập y như một đơn vị kinh doanh với Ban Giám Hiệu (điều hành) và Hội Đồng Quản Trị chịu trách nhiệm hoàn toàn về kế hoạch và chương trình dạy + học/ đào tạo và kinh doanh/ hạch toán kinh tế. Các cơ quan kiểm định chất lượng độc lập sẽ đánh giá sự thành công (accredited) của mỗi trường Đại Học dựa vào khả năng hoàn thành những trách nhiệm tự đặt ra này; trong đó có chất lượng đào tạo, khả năng của thầy và trò (tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm, nghiên cứu, thi đua thể thao, v.v…), cơ sở vật chất, sự phát triển những ngành trọng điểm mà xã hội đang cần, quan hệ cộng tác với doanh nghiệp địa phương,v.v… Trong khi đó, các trường Đại Học VN không có nói rõ trách nhiệm của mình là gì, giới hạn tới mức nào và xã hội cũng không có những cơ quan kiểm định chất lượng độc lập để làm nhiệm vụ quan trọng này.
* Kinh tế VN cho đến nay vẫn còn là một nền kinh tế ở trình độ thấp, đa số dùng lao động tay chân, đang chuyển qua nền công nghiệp nhẹ dùng nhiều kỹ thuật mới nhập từ nước ngoài, trong đó có “kỹ thuật cao” (high-tech), vi tính (computer) và cần rất nhiều cán bộ kỹ thuật giỏi có khả năng tối thiểu về ngoại ngữ (chủ yếu là Anh ngữ) và nắm vững kỹ năng giao tế - thông tin (communication skills), nhất là về vi tính (computer) + thuật ngữ chuyên môn (technical terms/ terminology). Hiện giờ, các trường Đại Học VN đào tạo quá thừa sinh viên có bằng cử nhân với chất lượng rất thấp mà xã hội không dùng được nhưng đào tạo chưa đủ cán bộ kỹ thuật và quản lý giỏi + có khả năng Anh ngữ cao mà nền kinh tế đang cần. Có lẽ cũng không quá ngoa khi nói rằng các trường Đại Học VN không có khả năng đào tạo con người có khả năng lãnh đạo (leadership skills), tổ chức và quản lý (management) ở tầm cỡ quốc tế. Rõ ràng vấn đề cung - cầu (supply and demand) không cân bằng trong giáo dục đại học ở VN. Phát triển giáo dục VN phải dựa trên nhu cầu xã hội và tầm nhìn của những người làm công tác giáo dục - đào tạo về tương lai phát triển; trong đó tầm nhìn phải đi trước nhu cầu. VN chưa có hội đồng cố vấn chỉ đạo để lập kế hoạch giáo dục - đào tạo cho 10, 20 năm sắp tới, chưa đủ khả năng dự đoán nhưng thường đưa ra những chỉ tiêu không tưởng, không dựa trên khảo sát và nghiên cứu thực tế (study and research) của sản xuất và kinh doanh.
Trong khi đó hệ thống giáo dục Hoa Kỳ rất chú trọng đến việc cân bằng giữa hai loại đào tạo đại học:
a. Các trường cao đẳng (College(s) – thường là 2 năm) như Orange County có rất nhiều California Community Colleges: Fullerton JC (FCC), Orange Coast College (OCC), Golden West College, Cypress College, etc… đáp ứng nhu cầu kinh tế địa phương và trình độ/ khả năng/ hoàn cảnh của một số sinh viên, đào tạo ngắn hạn một số ngành nghề có thể kiếm việc ngay.
b. Các trường đại học (university - thường từ 4 năm trở lên):
- Các trường đại học tiểu bang (state university – 4 đến 5 năm cho bậc cử nhân) thường đào tạo chuyên viên trình độ cử nhân (Bachelor degree), cao học (Master degree), tiến sĩ (Doctorate degree/ PhD.).
Riêng California vừa có hệ thống các trường Đại Học UC (University of California (UC) như UCLA, UC Irvine, UCSF, etc.), các trường Đại Học Cal State ( California State University (CSU) như CSU Fullerton, Long Beach, etc.. hay CPU Pomona, SLO) và các trường Đại Học tư nhân (California independent colleges như Stanford, Pepperdine, etc.).
c. Các trường Đại Học nổi tiếng tầm cỡ, như Ivy League (nhóm các trường Đại Học lâu đời và giỏi nhất của Mỹ) như Havard, MIT, CalTech, Stanford, Yale, Princeton, các trường University of California có thể nói đều có khả năng đào tạo “lãnh đạo” tầm cỡ thế giới (top leaders) ở mọi lãnh vực. Chính những trường tầm cỡ Ivy League này vẫn tiếp tục thu hút được người tài ở mọi nơi trên thế giới để làm lợi cho nền kinh tế và duy trì vai trò lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ.
Sự liên quan của ba nhóm trường Đại Học này giống như một kim tự tháp với trường cao đẳng rất nhiều ở dưới, ĐH tiểu bang ít hơn ở giữa, và ĐH tầm cỡ Ivy League ít nhất ở trên đỉnh. Hệ thống giáo dục Hoa Kỳ rất chú trọng đến việc cân bằng giữa ba loại đại học nên có lẽ ông Nhân quyết định đi theo Mỹ sau khi ông đã du học ở Mỹ.
* Trừ vài trường Đại Học ở Hà Nội, TP. HCM và Cần Thơ đang dùng mô hình Đại Học tổng hợp, đa số các trường Đại Học VN vẫn theo mô hình đại học lỗi thời trong khi thế giới đang dùng mô hình Đại Học tổng hợp trong đó một viện Đại Học có nhiều trường (colleges/ school) và khoa – phân khoa- ngành học – môn học (department - division - programs) và cấp nhiều bằng cấp từ cử nhân (undergraduate) đến sau Đại Học (graduate – cao học/Master và PhD./tiến sĩ). Mô hình này vừa đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu kinh tế địa phương và trình độ/ khả năng/ hoàn cảnh của sinh viên, vừa tiết kiệm được nhiều chi phí cố định, vừa tạo môi trường thuận lợi cho sự cộng tác và hỗ trợ giữa nhiều chuyên ngành khác nhau. Đa số các trường Đại Học VN vừa nhỏ, vừa theo mô hình của Pháp (mỗi trường Đại Học cũng là mỗi ngành riêng biệt, độc lập), không cạnh tranh được với những trường Đại Học tổng hợp của thế giới.
* Tại sao đến nay VN vẫn chưa thu hút được trí thức Việt Kiều? Chính sách chọn lãnh đạo của các trường Đại Học VN vừa hẹp hòi, vừa bảo thủ (coi trọng "hồng hơn chuyên" với sự phân biệt đối xử và dựa rất nhiều về tuổi đảng), đưa đến một hệ thống giáo dục không thu hút được người tài thế giới vì những người này không là đảng viên Đảng CSVN. GS/TS Chang-Lin Tien (1935-2002) một người Mỹ gốc Hoa làm hiệu trưởng UC Berkeley (1990-97). GS/TS Paul Ching-Wu Chu, một Hoa Kiều và khoa học gia nổi tiếng ở Hoa Kỳ, không là đảng viên Đảng CSTQ nhưng vẫn được mời làm hiệu trưởng Hồng Kông University of Science and Technology - một trong 60 trường Đại Học giỏi nhất của thế giới. Mới đây, ông Nhân đã chính thức cho biết VN sẳn sàng thuê người nước ngoài làm Hiệu Trưởng (President hay Chancellor) và Giáo sư cho trường ÐH "đẳng cấp Quốc Tế" đầu tiên của VN y như các đội bóng chuyên nghiệp VN đã thuê cầu thủ là người nước ngoài. Liệu những “Việt Kiều” tài giỏi (xem “Vẻ Vang dân Việt của Trọng Minh) đang dạy ở nhiều trường đại học hay làm khoa học gia ở NASA (cơ quan quản lý không gian của Hoa Kỳ) có được mời giữ những chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục VN như hiệu trưởng trường Đại Học hay không khi mà họ không là đảng viên ĐCSVN ? Trừ một số rất ít những giáo sư đã lớn tuổi muốn về nước luôn (như GS.TS Đặng Lương Mô,GS. TS. Nguyễn Đăng Hưng, ), hay một vài giáo sư trẻ hơn được mời “thỉnh giảng” (như BS Nguyễn Văn Tuấn ở Úc, TS Thái Hồng Lam ở Mỹ, TS. Phạm Duy Nghĩa, etc...), đa số vẫn chưa tin tưởng (hay chưa được tin tưởng?) nên vẫn chưa về VN hợp tác nghiên cứu, giảng dạy hay được mời giữ những chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục VN ? Ông Nhân nghĩ sao về vấn đề này?
4. Về việc học:
a. Người VN vốn hiếu học, cần cù, chịu khó, thông minh nhưng hình như khi học lên bậc ĐH thì …khựng lại, ít người học lên cao hơn (Cao học, Tiến Sĩ), hay có những thành tựu đặc biệt trong lãnh vực chuyên môn của mình. Nguyên nhân nào ? Do lối học thuộc lòng và nhồi sọ vẫn phổ biến ở VN hay do chế độ thi cử? chương trình dạy và học ? sách giáo khoa ? phương pháp dạy và học - đào tạo ? Tại sao số người Việt được nêu tên trên danh sách của “Who’s Who”, “Tự điển Danh Nhân Thế Giới” hay “Vẻ Vang dân Việt” vẫn còn quá ít so với 83 triệu dân. Lý do nào VN vẫn ít phát minh, sáng tạo, thành tựu đặc biệt đóng góp vào kho tàng nhân loại? Có thể nói phương pháp học, lối học, động cơ học tập, mục đích - điều kiện – hòan cảnh – phương tiện của mỗi cá nhân đều có thể đưa đến kết quả không vui này. Khả năng tối thiểu về ngoại ngữ (chủ yếu là Anh ngữ) và nắm vững kỹ năng giao tế - thông tin (communication skills), nhất là về vi tính (computer) phải là "tiêu chuẩn" tối thiểu của các trường Đại Học VN trong tương lai. Phương pháp học cũng cần thay đổi, không nên học theo lối từ chương, học nhồi nhét, học "tủ" nhưng cũng cần tiếp tục khuyến khích tự học và nên tìm đọc nhiều hơn để tham khảo, nghiên cứu và mở mang hiểu biết. Trong lớp, trò nên tích cực phát biểu và tham gia sinh họat, mạnh dạn đặt câu hỏi, không nên chỉ thụ động ghi chép và học vẹt. Cố gắng tổ chức tham quan thực tế, gắn bó với địa phương, theo dõi thời sự, tập sự và học việc ngay từ thời sinh viên để có kinh nghiệm và hiểu biết đồng thời biết giá trị lao động và đồng tiền kiếm được bằng chính công sức của mình trong lúc còn đi học. Rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học mà không sao kiếm được việc làm khi mà khả năng và kinh nghiệm cũng như sự tự tin vẫn còn quá hạn chế.
b. VN là một nước đông dân và đa dạng với nhiều khác biệt về địa lý (giữa thôn quê - thành thị, miền núi và cao nguyên với miền đồng bằng và duyên hải, giữa ba miền Bắc Trung Nam), giữa những sắc tộc (Kinh, Hoa, Khmer, v.v…), giữa những đòi hỏi khác nhau về nghề nghiệp hay địa vị trong xã hội, giữa khả năng tài chính của nhiều thành phần xã hội giàu – nghèo khác nhau, v.v... Bất cứ một chương trình nào đề ra cũng chỉ hợp với một hay hai nhóm và không hợp những nhóm còn lại. Là một nước nông nghiệp nhiệt đới, khoa học nông nghiệp đáng lẽ phải được coi là chìa khóa của phát triển thì vẫn chưa được coi trọng đúng mức trong đời sống kinh tế lẫn trong chương trình giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ miền đồng bằng Bắc Trung Nam. Chương trình học hiện tại của các trường từ cấp 1 đến đại học tại VN là .."quá tải", nhồi nhét quá nhiều trong thời lượng hạn chế.
c. Chương trình học hiện tại của đa số các trường Đại Học VN là theo năm và theo hệ thống của Pháp là chính (đậu hay rớt một vài môn học thì phải học lại cả năm) nên rất gò bó cho người học. Ở Mỹ, chương trình học trung và đại học ở mọi tiểu bang đều dùng hệ thống tín chỉ (credit/ unit) trong đó chương trình học của một bằng cấp được chia ra thành những môn học độc lập. Mỗi môn học, tùy theo khó hay dễ, được một chỉ số (hay tín chỉ) nhiều hay ít. Tùy theo khả năng và thời gian, người học có thể học và đậu nhiều hay ít môn (hay tín chỉ) từng học kỳ. Người học được cấp bằng cử nhân khi đạt được 150 đến 180 tín chỉ (tùy yêu cầu của từng trường – ngành học, semester hay quarter) cho ngành học chính (major) và các môn nhiệm ý tổng quát (general education – GE), không thể thiếu kiểm tra khả năng viết (Graduation Written Test/ GWT) và những tín chỉ này có thể lấy từ các trường ĐH khác nhau nhưng phải có cùng chất lượng (accredited). Sinh viên ĐH Mỹ có thể chuyển (transfer) từ một trường ĐH này qua một trường ĐH khác, từ trường cao đẳng qua trường ĐH, từ bán thời gian (part time) qua tòan thời gian (full time/ 12 units), từ ngành này qua ngành khác một cách khá dễ dàng. Người học có thể chọn và chuyển ngành học, nơi học nào thích hợp cho mình ở mọi lứa tuổi, có thể lấy một hay nhiều bằng cấp cùng lúc và giúp họ thay đổi nhanh chóng để bắt kịp thay đổi trong xã hội. Chính sự linh động này cũng giúp giải quyết việc thiếu giáo viên, cơ sở vật chất và nhiều khó khăn khác. Sự thiếu thích nghi và thiếu linh hoạt của các trường ĐH VN đưa đến sự lãng phí lớn cho xã hội như người học mất tiền bạc và thời gian để học một ngành hay một trường không còn phù hợp với khả năng học thuật, sở thích, hoàn cảnh gia đình, khả năng tài chánh, xã hội hay nền kinh tế.* Về chương trình giáo dục và sách giáo khoa của nước ta hiện nay, tôi thấy:
- chương trình nặng nhưng lại thấp, hình như quá ôm đồm?
- Bộ Giáo dục cần quy định nội dung chương trình sách giáo khoa sách giáo khoa ở nước ta sao cho rõràng, gọn gàng, đơn giản, dựa trên cơ sở kiến thức chuẩn. Sách giáo khoa viết sao dễ hiểu hơn, trình bày hấp dẫn hơn?
- VN cần phải có Hội đồng chuyên ngành thẩm định chương trình giáo dục và sách giáo khoa.
d. Chương trình tuyển sinh vào các trường đại học tại VN vẫn còn lúng túng giữa nhiều lựa chọn khác nhau:
- sẽ căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp phổ thông và thành tích học tập suốt 3 năm trung học?
- sẽ tiếp tục thi tuyển sinh như hiện nay nhưng cải cách thi cử như thế nào cho hợp tình hợp lý và hiệu quả hơn?
- sẽ theo mô hình của Mỹ ? Úc? TQ ? hay một sự lựa chọn khác theo kiểu làm thử, nếu sai sẽ rút kinh nghiệm?
Vấn đề cần suy nghĩ ở đây là việc đánh giá năng lực thật sự của học sinh chứ không phải đặt ra những rào cản nhằm hạn chế số sinh viên có thể học lên đại học chỉ vì thiếu cơ sở vật chất và thầy cô. Vậy mục tiêu của thi tuyển là gì ? dựa trên tiêu chuẩn nào? Tôi được nghe vài giáo viên môn Văn than phiền là bây giờ các em cứ "học tủ" các "đáp án" để viết sao cho đủ ý thì sẽ đủ điểm chứ không cần "có hồn" hay trau chuốt lời văn - tự dưng tôi thấy Văn trở nên "khô" như Toán thì đâu còn là Văn nữa? Lúng túng giữa lối thi trắc nghiệm và bài luận văn (essay) nên người ta vẫn chưa biết chọn giải pháp nào? Tại sao không thể vừa thi trắc nghiệm, vừa có một bài luận văn ngắn, vừa phải điền vào chổ trống ? Bao năm qua, mỗi kỳ thi lại xảy ra nhiều hiện tượng "tiêu cực" với lắm điều tai tiếng mà vẫn chưa biết chấn chỉnh làm sao? Đến bao giờ VN mới có thể mở rộng cửa đón nhận tất cả những ai có nguyện vọng học lên đại học? các trường đại học VN sẽ được trang bị đầy đủ phương tiện với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại và đầy đủ hơn? và bao giờ mới có đủ được những thầy cô giỏi?
5. Về việc dạy:
a. Lương nhà giáo hiện vẫn còn rất thấp đưa đến nhiều tiêu cực về nhân sự như dạy hời hợt vài trăm em ở trường để dành công sức đi dạy thêm một vài chục em ở nhà. Lương không đủ sống nên nhà giáo mới phải tìm phương cách "cải thiện đời sống", không an tâm trong khi dạy học, không còn tập trung vào công việc mà xã hội giao phó. Các giáo viên dạy các bộ môn nhân văn - xã hội (Văn, Sử, Địa) thì không thể chạy show như các giáo viên khoa học tự nhiên (Tóan, Lý, Hóa) hay ngcại ngữ. "Bổng" cũng rất ...hẻo, học sinh có thương lắm thì phụ huynh + học sinh chỉ tặng hoa + quà vào ngày Hiến Chương các Nhà Giáo (20/11) hàng năm. Hòan cảnh cáng khó khăn, chật vật thì việc dạy càng khó tập trung. Các cuộc thi "Giáo Viên dạy giỏi", bình chọn "Chiến Sĩ Thi Đua" chỉ có tính phong trào, nặng hình thức trình diễn chứ chẳng nâng cao chất lượng dạy và học được là bao. GV trẻ hôm nay vào sư phạm cũng chỉ là "chuột chạy cùng sào phải vào sư phạm" chứ chẳng có mấy ai thật sự "yêu nghề, yêu trẻ" nên rất nhiều GV đã bỏ nhiệm sở khi được phân công về các vùng sâu, vùng xa, cho dù khi "tình nguyện" ra hải đảo, biên giới thì cũng có "chế độ" đặc biệt đãi ngộ. Không ai có thể phủ nhận là có rất nhiều Thầy Cô dạy giỏi và tận tâm, thật sự "yêu nghề" và "yêu trẻ" nhưng thực tế phũ phàng mà ai cũng biết là hoàn cảnh ngày càng phức tạp, khó khăn thì không ít thầy cô và cán bộ quản lý - lãnh đạo đã phi bỏ nghề hay tìm cách "cải thiện đời sống," không thể uống nước lã cầm hơi để bán cháo phổi mãi được. Yêu cầu xã hội, đòi hỏi của ngành nghề ngày càng cao mà lương bổng tăng chậm, giáo viên cứ tiếp tục bị bóc lột thì làm sao họ có thể cống hiến ? Đa số là các bạn trẻ ở các tỉnh phía Bắc hay Trung Việt chấp nhận đi dạy xa, còn các cô cậu quen sống ở Hà Nội, Sàigòn thì khó lòng chịu đi. Khá nhiều trí thức trẻ thích làm cho công ty nước ngoài hơn là "châm trà, rót nước" cho các thủ trưởng cơ quan Nhà Nước nên việc dạy ngoại ngữ và tin học trở nên béo bở. 5 bước lên lớp trở thành lỗi thời khi tin học và máy vi tính "lên đời" trở thành "đồ dùng dạy học" tiên tiến hiện đại hơn, nhu cầu rèn luyện qua phương pháp "nghe - nhìn" (audio- visual) cũng ngày càng phổ biến hơn. Dứt khoát phải cải thiện và nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo sư/ giáo viên (thầy cô) rồi mới có thể "cải cách giáo dục" ở Việt Nam được. Thẳng thắn mà nói là tư duy, nề nếp và trình độ của các Thầy Cô là một trong những "đầu mối" (nguyên nhân) chính của sự suy thoái !
b. Vai trò nhà giáo rất hạn chế: Hệ thống giáo dục dùng họ chủ yếu là để giảng dạy trong lớp, rất ít người lo về những công việc quan trọng khác như nghiên cứu, soạn thảo chương trình, hướng dẫn học sinh, giúp học sinh trở thành những người năng động, biết sáng tạo, đạo đức, thành thật, v.v…Hiện giờ, việc soạn thảo chương trình, sách giáo khoa ở VN vẫn là công việc của những chuyên viên thuộc Bộ và một số giáo sư, tiến sĩ ở một vài địa phương nào đó. Họ không phải là những đại diện cho nhà giáo tài giỏi của cả nước. Từ đó dẫn đến những chương trình học không phù hợp với thực tiển hay nhu cầu và trình độ của người học ở các địa phương.
c. Trình độ giáo sư đại học VN thường không đạt tiêu chuẩn quốc tế: Các trường Đại Học mở ra thì nhiều mà không đủ Thầy gioi để dạy. Đại đa số giáo sư đại học VN không đủ khả năng để được nhận vào làm giảng viên hay giáo sư của những trường có chất lượng quốc tế. Rất nhiều giáo sư, tiến sĩ đã không viết được tác phẩm biên khảo và hầu như hiếm thấy tên tuổi VN trên các tạp chí chuyên đề KHKT- chuyên môn quốc tế. Nhiều thầy cô dạy đại học & cao đẳng mà vẫn chưa biết xài computer, internet thì làm sao khá ? Rất nhiều trường cao đẳng và đại học ở vùng nông thôn và miền núi vẫn chưa có thư viện đầy đủ sách báo, phòng vi tính và cơ sở vật chất quá ọp ẹp thì "cải cách" như thế nào mới hiệu quả? Ngân sách cho giáo dục vốn ít ỏi, tham nhũng & lãng phí lại nhiều mà ngân sách hàng năm cứ bị đe dọa cắt giảm thì làm sao trả lương cho thầy cô khá hơn? Không lẽ cứ bắt học trò và phụ huynh gánh giùm cho Nhà Nước?
Ông Nhân có biết tại sao? Đào tạo và nghiên cứu sau đại học vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Bằng Tiến Sĩ, Thạc Sĩ ở Việt Nam tuy khó mà dễ, tuy dễ mà khó - điều này ông Nhân thừa biết và đó là 1 trong những bài toán nan giải mà ông Nhân phải giải quyết bằng được!
6. Về đường lối tổ chức và quản lý của Bộ Giáo dục: Để nâng cấp môi trường giáo dục VN đồng thời xóa bỏ nạn gian lận thi cử có rất nhiều giải pháp đa dạng. Một số giải pháp đòi hỏi chi phí cao như cơ sở vật chất hay tăng lương cho nhà giáo là biện pháp lâu dài. Đổi mới lối quản lý của Bộ thì không tốn kém cho lắm và hoàn toàn có thể thực hiện sớm. Tuy nhiên những thay đổi này đòi hỏi sự thay đổi lớn về tư duy của lãnh đạo, sự nghiên cứu (study & research) cẩn thận và đầy đủ của ban tham mưu trước khi soạn thảo kế hoạch và chương trình "Đổi mới", sự tham gia rộng lớn của các nhà giáo và nhiều thành phần khác trong xã hội. Chính cơ chế lãnh đạo chồng chéo giữa Ðảng (bí thư) và Nhà Nước (Hiệu Trưởng) cũng là 1 vấn đề khó xử - "lắm thầy, nhiều ma" vì ai cũng chỉ muốn có chức, có quyền nhưng chẳng ai gánh trách nhiệm !
a. Thay đổi tư duy của lãnh đạo: Nền kinh tế VN phát triển rất mạnh trong 20 năm qua vì lãnh đạo thay đổi tư duy từ nền kinh tế chỉ huy/bao cấp qua kinh tế thị trường. Lãnh đạo cũng cần phải thay đổi tư duy trong giáo dục từ chỉ huy tuyệt đối qua tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, nhà giáo và địa phương phát huy khả năng con người ở trình độ cao và giúp nền kinh tế chuyển đổi nhanh chóng để có thể cạnh tranh với thế giới. VN phải đầu tư rất nhiều cho "Chấn hưng giáo dục VN" trong đó có việc đầu tư cho việc đào tạo “lãnh đạo” tầm cỡ thế giới cho đất nước trong giai đoạn mới nữa. Ngân sách cho giáo dục chiếm bao nhiêu phần trăm (%) ngân sách quốc gia ? chi tiêu như thế nào cho giáo dục các cấp? Liệu có nên công khai hóa cho xã hội được biết hay không? Bao nhiêu phần trăm (%) ngân sách dành cho việc xây dựng (tu bổ - sửa chữa - mở rộng - xây thêm) trường lớp, mua sắm thiết bị + đồ dùng dạy học, khen thưởng - bồi dưỡng GV ? Liệu các nhà giáo có quyền biên soạn sách giáo khoa (Tóan, Lý, Hóa...) như trước 1975 hay không? Quản lý giáo dục tốt không có nghĩa là bắt GV họp hành quá nhiều, lúc nào cũng phải bám trường, bám lớp, lúc nào cũng phải "đẻ" ra công việc cho GV bận rộn.
b. Tiêu chuẩn quốc tế rõ rệt về “thầy” hay “thợ”: Qua tuyển sinh khá căng thẳng, các trường Đại Học VN công lập VN nhận vào những học sinh trung học ưu tú nhất của đất nước nhưng khi ra trường thì chất lượng rất kém vì trường ĐH VN không áp dụng một tiêu chuẩn kiểm định chất lượng quốc tế nào. Muốn được coi là có chất lượng (accredited), trường ở Mỹ phải có một hệ thống quản lý có khả năng làm được việc kiểm định chất lượng đào tạo (dạy và học), một đội ngũ giáo viên cơ hữu có bằng cấp đúng chuyên ngành, cộng tác với phụ huynh (cho trung học) hay doanh nghiệp địa phương (cho đại học) trong sự hoạch định ra chương trình học, tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm, biết nghiên cứu khoa học, tham gia thi đua thể dục thể thao, v.v…
Năm "tiêu chuẩn" tối thiểu của các trường Đại Học VN có chất lượng cao trong tương lai phải là:
- cơ sở vật chất (phòng học, thư viện, lab cho sinh ngữ và thực hành, etc...)
- cạnh tranh được với vài trường nổi tiếng của Singapore trong sự thu hút được thật nhiều sinh viên ngoại quốc đến du học tự túc tại VN.
- sinh viên VN ra trường có thu nhập cao từ 1.000 đến 5.000 đô la một tháng.
- có khả năng tối thiểu về ngoại ngữ (chủ yếu là Anh ngữ) và nắm vững kỹ năng giao tế - thông tin (communication skills), nhất là về vi tính (computer).
- trình độ của giảng viên/ giáo sư.
c. Tín chỉ hóa và hệ thống hóa giáo dục VN để giúp người dân ở mọi tầng lớp có thể chuyển ngành học cho thích hợp với sở thích/ hoàn cảnh/ khả năng/ điều kiện cá nhân hay phù hợp với nhu cầu của xã hội, chuyển trường (từ cao đẳng qua đại học hay từ trường này qua một trường khác), chuyển địa phương … ở mọi tầng lớp và lứa tuổi một cách dễ dàng. Đại đa số các trường ĐH phải liên thông với nhau bằng cách chấp nhận tín chỉ học ở một trường khác với chất lượng tương tự. Tín chỉ hóa cũng nâng cao sự thích nghi hóa của chương trình học cho người dân và tăng chất lượng của các trường vì trường này biết trường kia dạy tốt hay xấu ra sao.
d. Địa phương hóa quản lý giáo dục: Ở Mỹ, một nước đông dân đa dạng với 50 tiểu bang (state), đại đa số thẩm quyền giáo dục thuộc về chính quyền tiểu bang và địa phương vì họ gần người dân và biết nhu cầu giáo dục địa phương ra sao. Chính quyền liên bang (Federal) như chính quyền trung ương, tiểu bang như tỉnh và địa phương (County & City) như thành phố, xã, huyện của VN. Chính quyền liên bang không có vai trò quan trọng nào trong giáo dục, ngoại trừ trực tiếp trợ cấp (Grant) học sinh nghèo ( khác với học bổng/ Scholarship thường do tư nhân tặng), chọn tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục và thuê ĐH làm nghiên cứu ở trình độ cao về nhiều lãnh vực. Rất nhiều ĐH công thuộc tiểu bang của Mỹ đứng đầu thế giới về nhiều ngành và hơn hẳn ĐH quốc gia của nhiều nước. 500.000 người dân của tiểu bang Wyoming (ít hơn dân số của một tỉnh nhỏ của VN) tự thu thuế và tạo được một hệ thống giáo dục trình độ quốc tế từ cấp 1 đến tiến sĩ. An Giang đã làm được điều này . Địa phương hóa quản lý giáo dục sẽ đưa đến một nền giáo dục đa dạng và thích hợp với người dân. Bởi vậy, nếu được Bộ trao quyền thì vài triệu người đầy tài năng ở Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, An Giang hay một nhóm tỉnh nhỏ cũng có thể tự trị và thành công trong giáo dục như người dân Wyoming. Địa phương hóa quản lý giáo dục sẽ đưa đến một nền giáo dục đa dạng và thích hợp với người dân và nền kinh tế địa phương hơn như vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ học nhiều về nông ngư nghiệp và chế biến nông hải sản; miền Tây Nguyên chú trọng nhiều về ngành lâm nghiệp, trồng và bảo vệ rừng, môi trường sinh thái, trồng cây công nghiệp; Sài Gòn và Hà Nội chú ý nhiều về thương mãi - dịch vụ, quản lý và các chương trình quốc tế, v.v... Từ đó địa phương có thể tận dụng khả năng học sinh/sinh viên ra trường ở mọi cấp, ngay cả bậc trung học. Ðiều này đòi hỏi những địa phương đó phải có đủ nhân lực, vật lực.
e. Bộ GD và xã hội cần theo dõi quá trình học lâu dài của học sinh trong mọi tuyển chọn - Đây là một phương thức được dùng ở Hoa Kỳ và rất khác xa lối học nhồi sọ, học “tủ" để thi. Khi dạy một môn, thầy dựa vào nhiều yếu tố để cho điểm cuối khóa như đề án (project), nhiều kỳ thi giữa khóa(mid-term exam), phát biểu trong lớp (presentation), nộp bài làm ở nhà (homework) mỗi ngày, kỳ thi cuối khóa (final exam), v.v... Học sinh thi trung học tại trường và có thể thi nhiều lần trong hai năm cuối đến khi đỗ. Đại học Mỹ chỉ xét tuyển dựa vào điểm trung bình của trung học (GPA), thứ hạng của học sinh trong trường, điểm thi phụ trội về sự hiểu biết (general education) và khả năng lý luận tổng quát về toán và ngôn ngữ (môn SAT hay môn ACT). Học sinh có thể thi phụ trội nhiều lần. Khi xin việc làm, công ty thường đòi học bạ và điểm trung bình (GPA) trong suốt nhiều năm học. Học bạ, thứ hạng của học sinh, điểm thi phụ trội phải được gởi trực tiếp và dán kín hay đóng dấu(sealed) từ trường hay cơ quan thi để tránh nạn khai gian hay dùng bằng giả. Nếu hệ thống hành chính của các trường và cơ quan thi đủ minh bạch và xã hội dùng quá trình học lâu dài trong tuyển chọn hay trong sự đánh giá khả năng của học sinh, nạn gian lận trong thi cử hay nạn mua bằng cấp sẽ rất khó tồn tại.
f. Cân bằng cung - cầu (demand - supply) cho giáo dục đại học: VN nên dùng mô hình kim tự tháp (Pyramid) trong sự chuyển đổi nền giáo dục ĐH với thật nhiều trường cao đẳng ở dưới phục vụ kinh tế địa phương, ĐH bốn năm ở giữa đào tạo chuyên viên ở trình độ cao, và ĐH tầm cỡ quốc tế đào tạo lãnh đạo cho mọi lãnh vực. Để thu hút người học vào trường cao đẳng, 3 loại ĐH này phải liên thông với nhau cho người học tiếp tục học lên nếu họ đủ khả năng về học lực và tài chính.
g. Áp dụng mô hình đại học tổng hợp: VN nên chuyển những ĐH lớn một ngành hiện giờ qua mô hình ĐH tổng hợp để có thể cạnh tranh với các ĐH trên thế giới. Đại Học Quốc Gia (ĐHQG) Hà Nội và Tp. HCM là hai đại học tổng hợp duy nhất của VN, có nhiều tự do và độc lập từ Bộ. Tuy nhiên hai ĐH này còn đang ở giai đoạn triển khai và không có áp dụng một tiêu chuẩn kiểm lượng chất lượng quốc tế nào. Bộ cần cho mọi ĐH quyền tự do tương tự như hai ĐHQG nêu trên.
h. Mở cửa giáo dục cho tư nhân và nước ngoài với chất lượng quốc tế: Luật Doanh Nghiệp đã cởi trói nền kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân và nước ngoài bành trướng từ con số không(0) trong 20 năm trước đến 30%-40%(2006) tổng sản lượng quốc gia. Bộ phải cởi trói cho ngành giáo dục tương tự như sự cởi trói nền kinh tế cho tư nhân. Trường tư và nước ngoài với chất lượng quốc tế được tự do quản lý, định chương trình học, định học phí, tuyển sinh, v.v… theo quy định khung + thanh tra từ Bộ. Bộ GD và thẩm quyền giáo dục VN cần suy nghĩ: Tại sao đến nay các trường ĐH VN vẫn chưa cạnh tranh được với các trường ĐH khác của nước ngoài ? Tại sao thua? Ngay giữa các trường ĐH VN vẫn chưa có tinh cạnh tranh cao với nhau.
7. Cải thiện đời sống nhà giáo và nâng cao chất lượng dạy:
a. Giáo viên có những hành động tiêu cực vì thiếu tiền. Giáo viên cần nghĩ ngơi, có thì giờ nghiên cứu và trau dồi thêm kiến thức mới. Thêm vào đó cần cấm nhà giáo không được dạy thêm học sinh của trường mình để tránh sự lợi dụng chức vị của mình làm tiền phụ huynh và học sinh.
b. Nhà giáo phải được những tự do giáo dục căn bản thường có ở những nước tân tiến như được nghiên cứu, suy nghĩ, hội họp và phát biểu ý kiến về tất cả mọi đề tài mà luật không cấm.
c. Nâng cấp trình độ giáo sư ĐH lên tầm cỡ quốc tế và “trao quyền” cho họ để họ có thể nâng cấp ngành giáo dục VN. Cấp học bổng cho nhà giáo đi du học hay tu nghiệp ở những nước tân tiến nói tiếng Anh như Mỹ, Anh, Canada, Úc, Singapore... và cần nhất là học những phương pháp phát huy sự sáng tạo của con người. Các giáo sư ở VN cũng cần phải thường xuyên cập nhật hoá (update) thông tin, có khả năng ngoại ngữ, viết được sách và có tham luận giá trị được đăng trên các báo/ tạp chí khoa học/ chuyên môn. Không thể chấp nhận tình trạng giáo sư không có khả năng đích thực mà chỉ là "tiến sĩ giấy" !
d. Thu hút trí thức Việt Kiều: Tập đoàn trí thức Việt Kiều với trình độ trên đại học (Master, PhD.)ở những nước có nền giáo dục cao như Hoa Kỳ, Úc và Canada lên đến 400.000 người. Đa số họ đang phục vụ ở những ĐH uy tín hay những công ty/tổ chức có tầm cỡ thế giới. VN nên tìm cách thu hút họ vào ngành giáo dục để giúp VN đốt giai đoạn trong sự đạt được chất lượng quốc tế.
8. Vai trò của những cơ quan chức năng khác:
a. Thu hút đầu tư nước ngoài vào kỹ nghệ cao/trí thức: Đại học chỉ có thể phát triển lành mạnh khi sinh viên ra trường có việc làm với thu nhập cao.VN chưa tạo được những tổ chức kinh tế lớn với nhiều công việc dùng nhiều trí tuệ, chuyên môn cao với thu nhập cao.VN cần thu hút được ít nhất 10 đến 20 đầu tư nước ngoài hàng năm với tầm cỡ Intel đầu tư ở Saigon High Tech Park.
Nhiều nhà đầu tư như Intel sẽ cải thiện nền kinh tế và tạo được hai mục đích thực tiễn cho giáo dục:
- nhiệm vụ chính của giáo dục là đào tạo con người làm được việc cho xã hội,
- người đi học để có được thu nhập cao.
b. Gắn bó nhiều hơn với địa phương, với doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu khoa học & công nghệ .
c. Chống nạn tham nhũng trong xã hội có thể bằng cách chính quyền ở mọi cấp và mọi nơi tạo nên một hệ thống tuyển dụng nhân sự minh bạch, công bằng với mọi người dân, dựa chính vào tài năng và đồng lương phải tương ứng với hiệu quả công việc của họ. Có thể sa thải những nhân sự bất tài hay dư thừa, dùng tiền lương của họ tăng lương cho người làm được việc, có những chương trình giúp họ tìm được việc làm mới hữu ích cho xã hội. Đây có thể là một biện pháp mạnh nhưng có thể có hiệu quả lâu dài khi mà chính quyền các nước Singapore, Mỹ, Nhật... cũng đang dùng. Khi tham nhũng trong xã hội giảm bớt, "tiêu cực” ngành giáo dục cũng sẽ giảm bớt và giáo dục VN cũng sẽ được chấn hưng.
III. Kết luận:
CSVN đã bắt đầu thấy được những hậu quả của sự suy đồi trong ngành giáo dục, nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục nói chung, nhất là bậc Ðại Học nên đã khởi động cho việc đầu tư cho giáo dục - đây là tín hiệu lạc quan và rất đáng cổ vũ.
Hãy thử so sánh: Những nước dùng hệ thống quản lý giáo dục chỉ huy tuyệt đối thường có thu nhập đầu người rất thấp(GDP per PPP) (Trung quốc: 6.269 USD; Bắc Hàn: 370 USD) khi so với những nước cùng sắc tộc (Singapore: 29.111 USD, Taiwan: 25.594, S. Korea: 21.226) đang sử dụng giáo dục tín chỉ, đa dạng, kiểm định chất lượng độc lập và địa phương tự trị như Mỹ. Hiện nay VN với thu nhập 610 USD, cần tham gia nhóm giáo dục đa dạng để phát triển con người và kinh tế. 20 năm qua, VN thành công trong chuyển từ nền kinh tế chỉ huy/bao cấp qua kinh tế thị trường trong đó khả năng và sáng tạo của con người được tận dụng. Tương lai, VN sẽ có những thành công tương tự trong giáo dục nếu lãnh đạo chịu thay đổi tư duy. Lãnh đạo của VN cần phải mạnh dạn cởi trói cho nền giáo dục từ lối quản lý bao cấp qua quy chế tự trị để ngành giáo dục có thể phát huy tối đa khả năng học hỏi, độc lập, sáng tạo. Từ đó giúp người dân và đất nước chuyển đổi nền kinh tế từ lao động tay chân qua kỹ nghệ trí thức và tiến lên tầm cao thế giới; nhất là sau khi gia nhập WTO thì phải đầy mạnh khả năng cạnh tranh. Không biết các nhà lãnh đạo trong bộ giáo dục Việt Nam nghĩ sao nhưng rõ ràng trước yêu cầu "hội nhập", nền giáo dục Việt Nam cần thay đổi nhiều mặt. Với kiểu giáo dục mà môn học hay thi cử đều do Bộ đề ra dưới sự lãnh đạo của Đảng thì thật là vô lý. Có rất nhiều môn học không hợp lý và rất chán nản, vừa lãng phí (thời gian + công sức + tiền bạc) khi học mà Bộ vẫn duy trì và áp đặt? Cách giáo dục này đã làm mất hẳn tính sáng tạo, tư duy độc lập và sự say mê học hỏi trong con người sinh viên. Nói thật, ở VN cũng có nhiều người, cả trong đội ngũ lãnh đạo cũng biết về thực trạng này. Cái chính là chưa có ai mạnh dạn nói ra nên chưa có ai nhận định một cách rõ ràng và hệ thống tất cả những vấn đề của giáo dục VN hiện nay ra sao chỉ vì ai cũng sợ Ðảng, sợ bể nồi cơm, sợ đi tù, sợ liên lụy đến người thân.
Theo thông lệ, biết sai thì phải sửa sai nhưng vấn đề chính của VN hiện nay là những người lãnh đạo ở VN làm việc mang tính cá nhân nhiều quá tuy rằng họ vẫn cứ nói là "tập thể lãnh đạo, cá nhân thừa hành," không ai chịu trách nhiệm cụ thể, ít ai chịu nghĩ cho dân cho nước, họ nghĩ đến chính bản thân họ nhiều hơn. Nếu cải tổ thì rõ ràng quyền lợi của số người này sẽ mất dần. Người ta cũng biết rõ ràng rằng Giáo Dục chính là chìa khóa của sự phát triển dân tộc, nhất là GD Đại học. Nếu Đại Học mà phát triển được thì người dân sẽ mở mang được nhiều điều và có nhiều nguy cơ cho chế độ độc tài. Theo suy đoán của nhiều người bi quan thì GD ở VN còn rất lâu nữa mới hòa nhập, sánh vai được với GD các nước tiên tiến khác. Làm sao có thể gây sức ép từ phía dư luận lên các nhà lãnh đạo ? Có như vậy thì mới mong GD VN sớm đi vào quỹ đạo. Thực tế ,những công chức/nhà giáo ở VN chỉ lãnh lương gần 100 đôla/tháng thì những khó khăn, chật vật trong cuộc sống thường ngày nhất định ảnh hưởng không ít đến chất lượng dạy và học ở VN. Trong suốt chương trình học mấy chục năm qua từ cấp 1 cho đến đại học thì các bạn biết rồi đấy, giáo dục tư tưởng (trung với Ðảng) là chính, còn kiến thức thật sự có bao nhiêu đâu ?
Chúng tôi cũng có dịp tham quan ĐH RMIT ở quận 7 TP. HCM, thấy nó khác hẳn và giống như các trường ở ngoại quốc vậy: từ cơ sở vật chất đạt đẳng cấp quốc tế cho đến chương trình học nhanh gọn thực tế. Sau 2 năm rưỡi, bạn có thể có bằng cấp cử nhân. Trong chương trình VN phải mất 4 năm vì hơn một năm bạn phải học triết học Mác-Lênin, Lịch sử Đảng, v.v... Đất nước giờ đây còn rất nghèo khổ, không biết bao đời thì dân làng quê có thể thoát nghèo bằng học vấn ? Làm sao mà họ có thể nuôi con ăn học suốt 4 năm trời nơi phố thị để lấy mảnh bằng mà thật sự nó chẳng nói lên được cái tri thức mà thời đại nầy đang cần.
VN chịu ảnh hưởng của những nền văn hóa giáo dục Đông – Tây khác nhau với những mặt tích cục lẫn tiêu cực, có cả ưu điểm lẫn khuyết điểm nên làm sao có thể hiện đại hóa mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc và những giá trị truyền thống một cách hài hòa là một vấn đề không đơn giản. VN thường đổ lỗi cho bọn phong kiến - thực dân - đế quốc nó hành hạ dân mình nhưng ... thử xem lại đi, ta có giống chúng nó không?
Năm 1994, tôi có viết khá đầy đủ về chương trình đại học ở Mỹ, cung cấp đầy đủ chi tiết về việc đào tạo ngành kiến trúc - quy hoạch - công chánh ở 2 trường CPU Pomona và UCLA, trao đổi với nhà báo Danh Ðức về đề tài này với mong ước chấn chỉnh giáo dục VN. 13 năm qua, trong nước vẫn ít thấy ai lên tiếng về bộ phim nhiều tập này vì từ trước đến nay mọi việc đã có Nhà Nước lo hết rồi, người dân có lo cũng không được quyền tham gia vào việc nước. Bây giờ, người ta mới bắt đầu la ầm ĩ về chuyện "chấn hưng giáo dục" mà ai cũng biết rồi, khổ lắm, nói mãi... Nhiều thầy cô vẫn chưa biết xài computer, internet thì làm sao khá ? Rất nhiều trường ở vùng nông thôn và miền núi vẫn chưa có thư viện, phòng vi tính và cơ sở vật chất quá ọp ẹp thì "cải cách" như thế nào mới hiệu quả? Ngân sách cho giáo dục vốn ít ỏi, tham nhũng & lãng phí lại nhiều mà ngân sách hàng năm cứ bị đe dọa cắt giảm thì làm sao khá? Bây giờ lại tính "thị trường hóa" giáo dục nữa thì con nhà nghèo lại bỏ học nhiều hơn.
Bộ trưởng Nguyễn thiện Nhân hiện nay đang quét dọn "ngôi nhà giáo dục VN" vẫn bầy hầy nhưng cũng có quan điểm cho rằng không cần phải làm thế vì ngôi nhà này đã ruỗng nát và sắp sập rồi, quét dọn cũng bằng thừa. Phá nó đi và xây nhà mới thì hoàn toàn không nằm trong khả năng của Bộ Trưởng Nguyễn thiện Nhân. Tôi không bi quan như vậy và tôi cũng không cổ xúy VN phải theo hệ thống tổ chức giáo dục theo lối Mỹ mà chỉ đưa ra những ví dụ để chúng ta có thể so sánh, chọn lựa giải pháp nào thích hợp nhất cho VN. Giáo dục VN cũng có rất nhiều ưu điểm, nhiều cống hiến to lớn, nhiều tấm gương sáng cho lớp trẻ noi theo. Tuy nhiên, trong mục tiêu xã hôi hóa giáo dục VN, mọi người cần thẳng thắn nói hết tất cả những vấn đề của ngành giáo dục để xã hội biết mà chia sẻ, thông cảm và cùng gánh vác. Trước hết, Ðảng và Nhà nước đừng tiếp tục lãnh đạo độc tài bao biện nữa, đừng coi trọng "hồng hơn chuyên" nữa, cũng đừng đưa ra những chỉ tiêu "từ trên trời rơi xuống" nữa. Hãy để dân cùng bàn, cùng làm, hãy tin vào sức dân. Sự nghiệp giáo dục của nước ta chỉ có thể chấn hưng nếu như mọi người có can đảm nhìn thẳng vào những tồn tại/ sai lầm, tìm ra nguyên nhân, thấy rõ hậu quả và dứt khoát sẽ có biện pháp khắc phục. Nếu các nhà giáo trong nước cứ sợ Ðảng, sợ trách nhiệm, sợ bè phái mà không dám lên tiếng thì ai sẽ là người chấn hưng giáo dục VN? Nếu quý vị phụ huynh cứ mặc tình cho con thuyền giáo dục VN trôi nổi thì tương lai con em của chúng ta sẽ đi về đâu?
Nếu bạn là nhà chiến lược cho giáo dục Việt nam thì bạn sẽ làm gì để chấn hưng giáo dục tại VN? (6-2007)
0 comments :
Post a Comment