--------> Sưu Tầm và Chia Sẻ Mọi Thứ

--------> Sưu Tầm và Chia Sẻ Mọi Thứ

Bát nháo Du lịch Việt

Là quốc gia có lợi thế về điều kiện tự nhiên sinh thái, di tích lịch sử văn hóa… và đặc biệt có rất nhiều di sản vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận. Bên cạnh đó là hơn 1.000 km bờ biển trải dài từ Bắc đến Nam. Thế nhưng, trong mấy tháng đầu năm 2013, du lịch nước nhà liên tục tăng trưởng âm. Vì sao ngành "công nghiệp không khói" này ở nước ta ngày càng sụt giảm như vậy?  
Ngoài "thương hiệu" Saigontourist với giá cao nhưng  "phục vụ" khá hơn + đáng tin cậy hơn hết, trong khi hầu hết các Công ty Dịch vụ Lữ hành du lịch Việt Nam đều mất khách vì 5 lý do chính:
- Nói 1 đàng, làm 1 nẻo; không đúng như họ quảng cáo !
- Dụ khách bằng giá rẻ nhưng sau đó là "phục vụ" quá kém về cả ăn + ở + tour guide.  Thêm cái gì là "chặt chém" để "bù lỗ" ngay !
- Hầu hết tour guide rất ..."bựa", ngoại ngữ thì kém, kỹ năng chuyên môn cũng chỉ là ..."học lóm" theo kienh nghiệm nên không thể gọi là ..."pro", lo "chạy mánh" để kiếm sống vì "Công ty" trả lương quá ..."bèo" nên"phục vụ" theo kiểu "tiền nào, của đó" !  Thậm chí "hốt" xong "tiền bo" của khách là coi như xong, "biến" ngay!
- Chương trình tour kết hợp khá vụng về; nhất là khi "lệ thuộc" vào việc đưa du khách vào các "máy chém" theo quy định; bất kể lừa gạt, "chặt chém" thế nào (tour TQ là #1 về "dịch vụ" này!).
các Công ty Dịch vụ Lữ hành du lịch Việt Nam mở ra nhiều quá nên phải ráo riết cạnh tranh bằng mọi giá; thậm chí "giành giựt" nhau mà sống nên cuối cùng du khách là "con mồi", cứ "lọt bẫy" là ..."mần thịt" ngay, biết chắc không có lần thứ 2! Chưa kể các tour "đểu" (chủ yếu là trong Chợ Lớn !). 
Đừng nói Viet Travel, Lửa Việt, Fiditour, Du Lịch Việt, Bến Thành, etc... là khá hơn ! Làm ăn theo kiểu "mì ăn liền" thì rõ ràng là ...không khá nỗi !
Liên tục tăng trưởng âm?
Khi mà Festival Biển Nha Trang 2013 và hội thảo về du lịch biển đang diễn ra ở Nha Trang thì nhiều người không khỏi bùi ngùi với con số báo cáo về tình hình du lịch Việt Nam tăng trưởng âm liên tiếp trong 4 tháng qua, và khách quốc tế đến Việt Nam liên tục sụt giảm.
Biển, đảo là sản phẩm du lịch chủ đạo ở miền Trung
Theo số liệu thống kê, ngoại trừ tháng 1/2013, du lịch có tăng trưởng khách quốc tế ở mức khiêm tốn 2,2% so với cùng kỳ năm 2012; còn lại liên tục 4 tháng từ tháng 2/2013 đến tháng 5/2013, lượng khách quốc tế giảm so với cùng kỳ năm 2012, ngay ở cả tháng cao điểm đón khách quốc tế của Việt Nam (tháng 11 đến tháng 3).
Tuy tỉ lệ sụt giảm chỉ mức một con số nhưng rõ ràng điều này cũng đáng lo ngại. Và với cách làm, cách triển khai kích cầu của ngành du lịch Việt Nam như hiện nay, liệu có cải thiện được gì trong việc thu hút khách quốc tế trong những tháng còn lại của năm 2013?
Cũng có thể biện giải cho sự sụt giảm lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong các tháng đầu năm. Có lẽ do tác động kinh tế thế giới khó khăn, túi tiền của khách eo hẹp thì người ta sẽ có những lựa chọn kỹ hơn trước hàng trăm tour du lịch mời chào. Và nếu giá tour ở Việt Nam đắt đỏ thì họ sẽ chọn Thái Lan, Lào, hay Campuchia trong hành trình đến Đông Nam Á.
Trước những thực trạng trên thì tại hội nghị trực tuyến về cải thiện môi trường du lịch Việt Nam diễn ra ở Hà Nội đầu tháng 6 vừa qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch đã đặt ra hàng loạt câu hỏi cho các bộ, ngành, địa phương về những vấn nạn của ngành du lịch hiện nay. Phó Thủ tướng lưu ý cần phải có những giải pháp quyết liệt với những bước đi phù hợp để cải thiện hình ảnh môi trường du lịch Việt Nam.
Một trong những ví dụ cho thấy hiệu quả từ sự vào cuộc của các cơ quan chức năng trong việc chấn chỉnh các hành vi tiêu cực trong ngành du lịch là TP Hà Nội đã có những giải pháp quyết liệt đối với 116 doanh nghiệp (DN) đang kinh doanh taxi trên địa bàn Thủ đô; kiểm tra điều kiện đảm bảo khi kinh doanh taxi; kiểm tra đồng hồ tính cước; áp dụng phương pháp sử dụng camera theo dõi biển số xe taxi ra vào sân bay, giám sát tài xế taxi tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Bộ VHTTDL tiếp tục nghiên cứu để chọn khẩu hiệu mới; nhấn mạnh sự hài lòng của khách du lịch phải là ưu tiên số một đối với ngành "công nghiệp không khói".
Bên cạnh đó, tại hội nghị triển khai chương trình kích cầu du lịch năm 2013 vừa diễn ra tại TP HCM do Tổng cục Du lịch tổ chức thì nhiều doanh nghiệp du lịch đã bày tỏ sự bức xúc và chán nản với đại diện ngành du lịch, chương trình kích cầu sẽ được tổ chức trọng điểm vào 2 quý cuối năm nay nhưng đến thời điểm này mới phát động triển khai thì quá trễ! Và tình trạng này cứ diễn ra thường xuyên, năm nào cũng trễ! Chưa bàn đến các chi tiết cụ thể, hợp tác thế nào, giảm giá ra làm sao để có thể thu hút du khách, chỉ mới tính đến khâu tổ chức đã thấy chúng ta làm theo… hứng như thế nào.
Bất chấp sự góp ý của DN du lịch trong nhiều năm qua và tại nhiều cuộc họp nhưng việc triển khai tổ chức các sự kiện du lịch vẫn cứ tà tà như thế!
Các DN du lịch còn cho biết, ở thị trường nội địa, việc liên kết, xây dựng tour, dịch vụ giảm giá để chào bán có thể đơn giản, áp dụng nhanh hơn. Nhưng với thị trường nước ngoài thì cách làm này không mang lại hiệu quả vì muốn triển khai chương trình cho nửa năm sau của năm 2013 thì ít nhất DN, ngành cũng đã xây dựng các chương trình hoàn chỉnh, cụ thể để quảng bá, chào bán trước đó ít nhất là 3 tháng. Trong khi đó, thu hút khách quốc tế vào Việt Nam là một trong những mục tiêu đặt ra cho chương trình kích cầu du lịch năm 2013.
Đầu tư cho du lịch còn quá ít
Một trong những nguyên nhân khách quan làm cho công tác quảng bá, xúc tiến của du lịch Việt Nam còn kém hiệu quả là do kinh phí dành cho du lịch còn quá ít. Nếu so với nhiều nước có ngành công nghiệp du lịch phát triển trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan với kinh phí xúc tiến, quảng bá bỏ ra trên 100 triệu USD/năm thì kinh phí của Việt Nam chỉ khoảng 1,5 triệu USD/năm.
Gành đá dĩa ở Phú Yên với cảnh quan thiên nhiên độc đáo nhưng chưa được khai thác thành sản phẩm du lịch có giá trị.
Ngoài việc thiếu tiền để quảng bá thì còn nguyên nhân chủ quan là cách làm của ngành du lịch Việt Nam hiện nay cũng là một nguyên nhân gây nên sự trì trệ. Chúng ta không thể so sánh với các nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, nhưng việc “đi trước, về sau” so với ngành du lịch Campuchia là điều đáng để chúng ta suy ngẫm.
Bên cạnh giá tour đến Campuchia rẻ thì ngành du lịch Campuchia còn tạo điều kiện, hỗ trợ DN Việt Nam trong xúc tiến, quảng bá tại các sự kiện du lịch tổ chức ngay tại Việt Nam. Nhiều DN du lịch chia sẻ, không tính đến chuyện xúc tiến ở nước ngoài, chỉ nói đến việc tham gia quảng bá ở các sự kiện du lịch trong nước, chi phí thuê gian hàng cũng là một bài toán khó cho DN nhỏ.
Tại Hội chợ Du lịch quốc tế TPHCM (ITE) 2012, nhiều DN du lịch Việt Nam được ngành du lịch Campuchia hỗ trợ chỗ ngồi để có thể tiếp cận khách hàng nước ngoài. Trong khi đó, ngay sát gian hàng của ngành du lịch Campuchia là gian hàng của Tổng cục Du lịch Việt Nam được trang trí hoành tráng, nằm ở vị trí đắc địa trong hội chợ nhưng hoang vắng không có bóng người, nguội lạnh với ít tờ rơi giới thiệu. Cảm giác rằng, du lịch của ta thua ngay trên sân nhà.
Cần hướng đi mới
Trước rất nhiều thực trạng nan giải của ngành du lịch Việt Nam hiện nay thì chúng ta cần hướng đi mới, sản phẩm du lịch mới bên cạnh những sản phẩm du lịch truyền thống lâu nay. Do đó, tại Hội thảo khoa học Phát triển các sản phẩm du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung, do Ban điều phối Vùng tổ chức hôm qua ở TP Nha Trang, Khánh Hòa ngày 9/6 vừa qua, nhiều đại biểu, nhà khoa học và doanh nghiệp làm du lịch cho rằng “Cần chấm dứt tình trạng làm du lịch manh mún” hiện nay.
Cũng tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho biết các tỉnh duyên hải miền Trung cần tập trung vào phát triển có định hướng cụ thể, bỏ cung cách mỗi địa phương làm một kiểu như hiện nay. Theo ông Tuấn, miền Trung có những lợi thế mà những vùng khác không có được, đó địa hình biển, đảo. “Cần tập trung khai thác các bãi biển tiềm năng, các đảo ven bờ kết hợp với phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng cao. Nếu chúng ta làm tốt việc phát triển du lịch biển, đảo không những góp phần vào phát triển nền kinh tế mà còn khẳng định vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc”.
Phố cổ Hội An nằm trong chuỗi "Hành trình di sản miền Trung"
Đồng tình với quan điểm này, các đại biểu tham dự đều cho rằng hiện các tỉnh duyên hải miền Trung là “mỏ vàng” về du lịch nhưng cung cách làm ăn chưa chuyên nghiệp, manh mún, không đồng bộ. Ngoài ra, tình trạng cướp giật, chèo kéo du khách, kiểu làm du lịch chụp giật của một số công ty lữ hành, đơn vị kinh doanh du lịch làm giảm uy tín, mất lòng tin đối với du khách.
Cùng thời gian này, Tổng cục Du lịch cùng UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội thảo phát triển du lịch tàu biển nhằm tìm ra những giải pháp để định hướng phát triển du lịch tàu biển tại Việt Nam. Theo thống kê, khách du lịch tàu biển đến Việt Nam gần đây tăng mạnh. Năm tháng đầu năm 2013, số lượng khách tàu biển đến Việt Nam tăng 51% so với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên, số lượng khách du lịch tàu biển vẫn chiếm tỉ lệ khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng.
Điều này có thể do nhiều nguyên nhân như kết cấu hạ tầng tại nhiều cảng biển còn hạn chế; chưa có nhà ga, bến tàu dành riêng cho khách du lịch; chất lượng dịch vụ tại cảng biển chưa cao; sản phẩm du lịch biển còn thiếu đa năng; năng lực doanh nghiệp du lịch Việt Nam còn nhiều hạn chế; thủ tục tại cảng biển vẫn còn nhiều tầng nấc…
Giải quyết bài toán du lịch ở Việt Nam còn rất nhiều vấn đề cần phải bàn. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là chiến lược mang tầm vĩ mô, cách điều phối, chỉ đạo cũng như cung cách thực hiện ở từng địa phương. Đừng theo kiểu địa phương trị như lâu nay mà hãy liên kết, kết nối giữa các tỉnh để tạo nên thương hiệu du lịch đặc trưng của vùng miền mà sản phẩm du lịch “Hành trình di sản miền Trung” đã làm và đã thành công.
Hi vọng những tháng còn lại trong năm, chỉ số tăng trưởng của ngành du lịch Việt Nam là dương chứ không phải âm như những tháng đầu năm.T. Thanh(Petrotimes)
Ngày 11/11 vừa qua, vị khách quốc tế thứ 3 triệu trong năm 2005 đã đặt chân đến VN. Như vậy, mục tiêu đón 3,2 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm nay chắc chắn đạt và rất có thể vượt (đến 3,5 triệu). Tuy nhiên, có đến 70-80% du khách quốc tế không quay trở lại VN lần thứ hai. Vì sao?
Tổ chức Tour không trung thực
Nhiều du khách và ngay cả những hãng lữ hành có tên tuổi đang “kêu trời” về tình trạng hàng loạt công ty lữ hành không phép, hoạt động chui... đã dẫn đến chất lượng tour bị giảm sút.
Hiện nay, trong Luật Du lịch, các quy định xử phạt công ty du lịch về hành vi kinh doanh lữ hành cắt xén hoặc thay đổi hành trình du lịch, phương tiện du lịch và các chế độ phục vụ trái với hợp đồng đã ký còn quá nhẹ.
Nhiều công ty thường xuyên dùng chiêu quảng cáo ở khách sạn 3 sao nhưng đưa khách đến 1 sao, 2 sao...
Trong đơn khiếu nại, một người dân ở Q.1 - TPHCM, phản ánh: Gia đình ông đăng ký đi tour Cà Ná - Vĩnh Hảo - Cù lao Câu thời gian 2 ngày 1 đêm với công ty Du lịch S.N. Trong “chào tour”, khách được tắm biển Cà Ná, tham quan Cù lao Câu, tắm bùn khoáng và tham quan suối Vĩnh Hảo... Thế nhưng hướng dẫn viên đã tự ý thay đổi chương trình tham quan Cù lao Câu bằng tham quan vịnh Vĩnh Hy, cắt hẳn chương trình tham quan suối Vĩnh Hảo, không cho tắm bùn khoáng...
Khách thắc mắc thì hướng dẫn viên trả lời: “Phải rút ngắn chương trình tham quan để các bác có thời gian đi mua sắm!”. Cả đoàn ai cũng bực mình, cảm giác như mình bị lừa.
Một số công ty bán tour 5 ngày 4 đêm nhưng khởi hành vào buổi chiều ngày đầu và đi về vào sáng sớm của ngày cuối nên thực chất chương trình tham quan chỉ có 3 ngày... như vậy thực chất là "chặt chém" giá tour.
Một quan chức Tổng cục Du lịch thừa nhận một hiện tượng khác phổ biến hiện nay đó là cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp du lịch. Ngoài ra, cũng liên quan đến các doanh nghiệp đó là dịch vụ kém, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách du lịch.
Nhiều nơi, do hiện tượng nâng giá, ép khách du lịch đã bị khách du lịch quay lưng. Đấy là chưa nói đến chuyện các công ty du lịch chưa biết cách bảo vệ khách trước đội quân đeo bám bán hàng rong lừa đảo.
Lễ nhiều, hội ít
Nhắc đến Malaysia là người ta nhớ đến lễ hội "Sắc màu Malaysia", Thái Lan là lễ hội "Tạt nước", Indonesia là những lễ hội dân gian ở đảo Bali xinh đẹp... Nhắc đến Việt Nam, gần như du khách nước ngoài không ai nhớ được cụ thể lễ hội đặc sắc nào.
Khoảng 6 năm nay, kể từ khi Tổng cục Du lịch phát động chương trình hành động quốc gia về du lịch, mỗi năm cả nước diễn ra trên 300 lễ hội lớn nhỏ, (riêng tháng 2 có đến 120 lễ hội). Thế nhưng ngay cả những lễ hội lớn như Nha Trang Festival biển, Festival Tây Nguyên, Giỗ tổ Hùng Vương, Liên hoan văn hóa du lịch Đà Nẵng, Hạ Long, Trái cây Nam Bộ... cũng chưa gây được ấn tượng đặc sắc. Điều này thể hiện qua doanh thu cũng như lượng khách nước ngoài đăng ký tour ở các công ty du lịch còn hạn chế.
Lý giải nguyên nhân, nhiều du khách cho rằng: "Các chương trình lễ hội hiện nay chưa đúng nghĩa lễ hội thật sự, "lễ" thì nhiều mà "hội" chẳng bao nhiêu nên chưa cuốn hút được du khách nước ngoài".
Một người khác thẳng thắn: "Tôi khẳng định chưa có lễ hội nào thật sự mang lại hiệu quả cho ngành du lịch, nó chỉ mới dừng lại ở tầm phục vụ người dân địa phương. Lễ hội cứ diễn ra một cách manh mún, hết nơi này làm đến nơi kia làm, chưa có sự tập trung phối hợp để nâng cao quy mô. Tất cả đều chưa thể hiện tính chuyên nghiệp...”.
Cách mà Malaysia, Indonesia, Thái Lan... tổ chức lễ hội rất bài bản, chương trình được gửi cho tất cả các doanh nghiệp lữ hành các nước từ đầu năm. Gần đến lễ hội, họ gọi điện thoại đến từng công ty "nhắc nhở" đưa các chương trình lễ hội vào tour... Những điều này rất đáng để ngành du lịch nước ta tham khảo.
Hướng dẫn viên “chui”
Ngay sau khi VN miễn thị thực nhập cảnh, lượng khách du lịch Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đổ vào VN tăng đáng kể. Trong khi đó, số lượng hướng dẫn viên (HDV) có thẻ hướng dẫn tiếng Hàn, Nhật hay Trung lại vẫn quá hiếm.
Theo Tổng cục Du lịch, mỗi năm Tổng cục chỉ cấp không quá 30 thẻ cho HDV tiếng Hàn, trong khi khách Hàn lại chủ yếu dùng bản ngữ. Tương tự, chỉ có 17% HDV du lịch biết tiếng Trung, trong khi lượng du khách đến từ Trung Quốc đang chiếm 27% thị phần du lịch.
Thực tế đó dẫn đến kiểu làm HDV mới gọi là “sitting guide”, được định nghĩa là HDV người Việt có thẻ hướng dẫn tiếng Anh, được các công ty lữ hành thuê để đi cùng tour với khách Hàn (hay Nhật, Trung) và HDV của họ.
Nhiệm vụ của HDV người Việt đơn giản chỉ ngồi một chỗ, không mở miệng, không mua bán. Đến lúc bị kiểm tra, HDV Việt xuất trình thẻ ra là xong. Trung bình HDV Việt nhận 250.000 đồng/ngày, còn lại mọi khoản từ thù lao chính đến phụ phí HDV ngoại làm tất.
Việc bán danh (cho thuê thẻ) nhằm giúp các công ty lữ hành lách luật (Ví dụ: Phải có thẻ HDV tiếng Hàn mới được hướng dẫn đoàn khách Hàn Quốc), đang tạo nên bầu không khí thiếu lành mạnh trong ngành du lịch VN. Điều đáng nói là lẽ ra HDV Việt đóng vai trò chủ đạo và HDV ngoại chỉ là phiên dịch thì ở đây HDV nội lại trở thành người đóng thế bất đắc dĩ.
Một quan chức Tổng cục nói: “Đáng tiếc là chúng ta thực hiện miễn visa cho họ trong khi lại chưa chuẩn bị thật tốt điều kiện trong nước”. Trong cuộc làm việc gần đây cùng Tổng cục Du lịch, Sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội đề nghị cấp giấy phép tạm thời cho HDV Hàn Quốc để họ có thể hoạt động du lịch tại VN.
Tuy nhiên, Tổng cục Du lịch VN khẳng định: Chỉ khi nào một doanh nghiệp Hàn Quốc liên doanh với đơn vị du lịch trong nước thì đội ngũ HDV mới có thể hoạt động danh chính ngôn thuận. Hiện về nguyên tắc HDV Hàn Quốc chỉ đóng vai trò phiên dịch giữa HDV VN và du khách mà thôi.
Bên cạnh vấn đề ngoại ngữ, thì trình độ văn hoá của các HDV du lịch cũng còn yếu. Hiện nay, các điểm du lịch của VN đều gắn với văn hoá dân tộc. Nhưng HDV mới chỉ hoàn thành tốt việc chọn điểm du lịch, khách sạn, giới thiệu món ăn…mà chưa giới thiệu được nét văn hoá độc đáo của các miền. Một nhân viên Cty XNK Du lịch Hồ Gươm đúc rút: “Các HDV du lịch hiện nay nhìn chung rất năng động nhưng hạn chế lớn nhất của họ chính là thiếu kiến thức văn hoá, lịch sử”...
VN được các chuyên gia du lịch thế giới đánh giá có tiềm năng trở thành điểm đến hấp dẫn đứng hàng thứ 4 thế giới vào năm 2010. Để đạt được điều này, theo các chuyên gia du lịch, Tổng cục Du lịch còn phải làm rất nhiều việc, trong đó riêng với các lễ hội, phải đầu tư trọng tâm nhằm mục tiêu thu hút du khách nước ngoài chứ không nên dàn trải như hiện nay.
Chương trình lễ hội trong năm cần được lên kế hoạch và tiến hành quảng bá rộng rãi cho khách du lịch nước ngoài biết từ đầu năm thông qua website, báo chí... Du khách nước ngoài rất kỹ tính, họ luôn có kế hoạch trong năm rõ ràng là đến đâu, làm gì và xem gì.
Nguyễn Hiền (Theo_DanTri)
Du lịch Việt đưa khách đến Thái Lan ép mua sắm để bù lỗ 
VIỆT NAM (NV) Cuộc cạnh tranh khốc liệt trong ngành du lịch ở Việt Nam đã khiến du khách thành nạn nhân của thủ thuật “móc cạn túi tiền.”
Tiết lộ mới đây của chính người trong ngành này nói rằng, các tour được thiết kế với giá “bèo” để rồi sau đó du khách bị ép bỏ tiền túi đi “tour phụ.” Giá tour phụ này lúc nào cũng cao ngất so với giá thật, và công ty du lịch thu lại khoản chênh lệch để bù đắp khoản lỗ.
Du khách đi tour Thái của Travel Life nằm vật vạ ở sân bay tại Bangkok chờ về nhà. (Hình: báo Thanh Niên)
Theo báo Thanh Niên, đó là tình trạng lộn xộn trong ngành kinh doanh du lịch hiện nay ở Việt Nam.
Giá một tour du lịch Thái Lan gồm Bangkok và Pattaya 6 ngày-5 đêm chỉ vào khoảng 7.3 triệu đồng, tương đương 360 đô/người. Nhưng nhân viên một công ty cho hay, khi khách “vào tour” coi như “vào tròng.”
Không chịu bó gối khoanh tay ngồi khách sạn buồn hiu, khách đành phải móc tiền túi ra đi ăn buffet, xem nhạc hội, thăm viếng thắng cảnh, đi “massage truyền thống,” v.v... Ðây là lúc du khách phải trả thêm cho chuyến đi “tour giá rẻ.” Sau cùng, mỗi người tính tổng cộng chi phí chuyến đi mới bật ngửa: giá tour không rẻ chút nào.
Ít người biết rằng giá “tour phụ” đã được tính cao gấp đôi. Công ty du lịch nhờ vậy được các nhà hàng, nhà hát, tiệm massage... gửi tiền huê hồng.
Ông Phan Ðình Huê, giám đốc công ty du lịch Vòng Tròn Việt cho biết, thị trường du lịch Thái Lan hiện nay hết sức lộn xộn.Hầu hết các công ty du lịch của Việt Nam đều đưa giá tour thấp dưới “giá thành.” Ông Huê “bật mí” về thủ thuật của các công ty du lịch: “Họ sẽ gỡ lại tiền tour giá rẻ bằng cách dắt du khách đi mua sắm, xem các sex show... với giá cao, và nhận số tiền huê hồng của chủ các địa điểm này. Công ty Việt thường móc nối với công ty Thái để đưa khách vào tròng theo kiểu nói trên.”
Không ít du khách bị công ty du lịch “nhốt chặt” trong các địa điểm mua sắm hàng buổi trời, đến khi nào khách chịu mua hàng mới thôi. Có người cho biết, “bị” ép đi đến mỏi chân cũng chưa được thả ra. Với họ, chuyến du lịch ngoại quốc không như mong ước, mà trở thành những cuộc đi đày gian khổ thật sự.
Ông Huê cũng cho biết, một số đoàn du khách không chịu mua sắm, không coi show thì công ty Thái Lan buộc công ty Việt Nam phải trả tiền bù lỗ cho họ, khoảng 45 đôla một du khách. Trong trường hợp VN cũng không chịu thì du khách Việt bị bỏ rơi giữa chừng, trở thành những “người đi đày” bất đắc dĩ như trường hợp của công ty Travel Life vừa rồi.
Một số du khách cũng cho hay, không chỉ du khách đi tour Thái Lan mới sa vào những cảnh ngộ này. Ngay cả du khách đi Cambodia, Lào, Miến Ðiện... cũng lâm vào tình trạng tương tự.
Không ít du khách từng mua tour Angkor Wat-Phnom Penh 4 ngày-3 đêm chỉ tốn $170 của một công ty du lịch ở Sài Gòn. Nhưng tại khách sạn, du khách bị “năn nỉ” mua vé coi nhạc hội, đi massage với giá “ở trên trời.” Du khách còn bị ép vào cả các tiệm bán nữ trang hàng tiếng đồng hồ một cách vô bổ. Người hướng dẫn du lịch không ngần ngại thú thật rằng, “Du khách ráng vô tiệm đi một vòng để công ty thu được tiền huê hồng trả lương nhân viên.”
Báo Thanh Niên còn khuyên du khách chớ “mê” giá tour rẻ để tránh bị đày. Mua những tour này, du khách sẽ phải ở khách sạn xa trung tâm; bữa ăn nhạt nhẽo; bị tống vô khu shopping cả ngày; bị ép chi đủ thứ, và bị đưa vào các chuyến bay đi trễ-về sớm... (PL/ NVOL)
Bát nháo tour Thái
Với giá rẻ mạt, các hãng lữ hành ép khách đi du lịch Thái Lan phải mua sắm, xem chương trình biểu diễn với giá vé cao nhằm bù lỗ.
Nhiều công ty du lịch ở TP.HCM đang chào bán giá tour Bangkok - Pattaya (Thái Lan - TL) 6 ngày 5 đêm với giá chỉ 7,3 triệu đồng/người; tour 5 ngày 4 đêm giá 7,1 triệu đồng/người.  Đó là chưa kể tặng vé tham quan công viên Safari World, ăn buffet, massage cổ truyền... Trong khi đó, giá tour tương tự của những doanh nghiệp lữ hành uy tín không khi nào dưới mức 8 triệu đồng/người.
Du khách VN nên cẩn thận khi chọn tour đi Thái Lan. Ảnh: D.Đ.M
Du khách VN nên cẩn thận khi chọn tour đi Thái Lan. Ảnh: D.Đ.M.


Giá thấp, phí cao
Đừng chỉ nhìn bảng giá tour
Văn phòng đại diện Tổng cục Du lịch TL tại TP.HCM sau vụ 700 khách Việt bị bỏ rơi đã có lời khuyên rằng, du khách VN bình tĩnh chọn lựa những đơn vị tổ chức tour có uy tín, kinh nghiệm. Đặc biệt, đừng chỉ nhìn vào bảng giá tour của các công ty không tên tuổi chào mời mà quên những chi tiết quan trọng khác không được đề cập trong chương trình.
Theo ông Phan Đình Huê - Giám đốc Công ty du lịch Vòng Tròn Việt, điểm đến du lịch TL trở nên lộn xộn, đối với cả các thị trường khác như Trung Quốc... chủ yếu vì các đối tác TL của những công ty lữ hành Việt Nam (VN) đang cạnh tranh nhau, chào giá nhiều dịch vụ dưới giá thành. Giá land (xe cộ, phí tham quan, ăn uống..., không bao gồm vé máy bay) hiện không đâu rẻ như ở TL, chỉ 20 USD/người/ngày (khoảng 420.000 đồng). Tổng cộng chuyến đi 6 ngày chỉ 120 USD, trong khi nếu làm một tour chất lượng đàng hoàng phải trên 160 USD.
Sở dĩ các công ty du lịch TL đưa ra mức giá land thấp như vậy vì họ hy vọng gỡ lại từ việc đưa khách đi mua sắm, xem chương trình biểu diễn (sex show). Thường thì hướng dẫn viên kiêm luôn “cò” dắt khách tới các điểm sex show và giá bán cho du khách Việt luôn cao hơn các đối tượng khách khác. Đó là vì các điểm biểu diễn này phải chia lại hoa hồng cho công ty du lịch địa phương, hướng dẫn viên địa phương và người dẫn đoàn đến từ VN.
Trong trường hợp du khách Việt không mua sắm, không xem show, thì phía công ty du lịch TL đòi phía đối tác VN phải “bù lỗ” 40 - 45 USD/khách cho cả tour. Nếu phía VN không đáp ứng du khách lập tức bị bỏ rơi giữa đường.
Ngoài ra, theo tiết lộ của các công ty lữ hành VN, ở TL hiện nay, nhiều công ty du lịch do Việt kiều làm chủ, lôi kéo nhân viên từ các hãng lữ hành VN qua TL làm việc theo dạng du lịch. Từ đó, họ móc nối với các công ty “chui” để đưa khách qua TL với giá rẻ, khiến tình hình càng trở nên lộn xộn.
Sẵn sàng “nhốt” khách
Ngành du lịch TL luôn đưa thị trường khách VN vào nhóm tiềm năng. Dự kiến, năm 2015, TL sẽ đón 500.000 lượt khách Việt. Với đường bay ngắn, nhiều hãng hàng không quá cảnh ở Bangkok thường xuyên khuyến mãi, các công ty du lịch thường xuyên hạ giá tour. Vì thế, trong nhiều năm, điểm đến TL trở nên rất sôi động với du khách Việt là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong vài năm trở lại đây, điểm đến giá rẻ TL đã bộc lộ nhiều bất ổn do việc kiểm soát môi trường kinh doanh bị buông lỏng. Cạnh tranh về giá bất chấp chất lượng và uy tín khiến du khách một số quốc gia bắt đầu chán với điểm đến này. Ngoài ra, thị trường cũng bấp bênh từ cách làm tour giá rẻ, có thể bị phá vỡ hợp đồng bất cứ lúc nào nếu đối tác TL không thu được lợi nhuận qua việc bán hàng lưu niệm, xem sex show.  Các hãng lữ hành TL cũng không giữ được uy tín, khi có thể đẩy khách Việt qua các khách sạn cấp thấp để nhường chỗ cho khách đến từ thị trường khổng lồ Trung Quốc vào mùa cao điểm, vi phạm cam kết trong hợp đồng. Cũng vì lợi nhuận, các hãng du lịch Thái sẵn sàng “nhốt” khách hàng giờ đồng hồ trong các cửa hàng mua sắm cho đến khi nào khách phải mua hàng mới thôi.
Ông Trần Văn Long, Giám đốc Công ty du lịch Việt, cho biết hiện nay phía Thái không còn hỗ trợ giá tour cho khách Việt. Vì thế, giá tour luôn ở mức sàn 8 triệu đồng.Nếu giá tour dưới giá sàn này chắc chắn là tour “đểu”, khách hàng cần thận trọng. Nếu tour giá rẻ, khách sẽ phải ở khách sạn xa trung tâm, khẩu phần ăn kém, đi mua sắm suốt ngày, đi chuyến bay trễ về chuyến bay sớm, đóng thêm tiền liên tục cho công ty khi ở Thái...
Theo N.Trần Tâm - Thanh Niên

Các hãng hàng không thường khuyến mại vào dịp thấp điểm hoặc nhân một sự kiện nào đó. Nhiều du khách đã trở thành tay săn các chương trình khuyến mại và có được mức giá rất tốt. 

Ưu đãi dành cho khách mua sớm
Các hãng hàng không, khách sạn thường dành một số chỗ giá rẻ, dịch vụ tiêu chuẩn cho khách hàng đặt đầu tiên. Sau khi bán hết số chỗ này, khách đến sau sẽ phải mua giá cao hơn cho cùng một dịch vụ. Đặc biệt vào những dịp cao điểm như lễ tết thì càng phải mua sớm nếu không bị mua giá có thể đắt hơn gấp rưỡi đến gấp đôi. Lưu ý bạn cần lên kế hoạch sớm nhưng phải chắc chắn vì sau khi mua dịch vụ rồi thay đổi, hủy sẽ bị mất phí. Cần đọc kỹ điều kiện của dịch vụ. Có nhiều loại vé máy bay giá rẻ nhưng không được phép đổi ngày bay hoặc hủy hoặc sẽ bị phạt rất cao.
Các điểm du lịch rất đông đúc vào dịp cao điểm. Ảnh: Đoàn Loan
Cơ may dành cho khách mua giờ chót
Ngược với việc lên kế hoạch sớm, việc trở thành hành khách giờ chót đôi khi lại nhận được nhiều ưu đãi. Đó là khi nhiều công ty du lịch đã đặt cọc dịch vụ nhưng không gom đủ khách và phải giảm giá mạnh để kéo thêm khách cho đủ đoàn để tránh bị phạt cọc lớn cho dịch vụ đã đặt hoặc bị tăng giá mạnh do đoàn ít người. Tuy nhiên, khách hàng phải là những người linh hoạt về thời gian, sẵn sàng đi tour khi có cơ hội khuyến mại tour giờ chót. Nhiều công ty du lịch cập nhật thông tin tour giờ chót trên website của mình hoặc tin nhắn, email, điện thoại cho khách hàng thân thiết.
Ưu thế của nhóm đông
Việc tập hợp mọi người cùng đi để tạo thành nhóm đông cũng sẽ tạo sức mạnh khi đàm phán về giá với nhà cung ứng. Các hãng hàng không thường có giá đoàn rẻ hơn 10-50% cho nhóm 10 khách trở lên so với giá khách lẻ. Việc san sẻ chi phí chung như ôtô, hướng dẫn viên cũng giúp giảm đáng kể chi phí của mỗi khách.
Tránh đi vào dịp cao điểm
Dịp cao điểm như lễ tết, mùa du lịch thì nhu cầu du lịch sẽ rất đông và giá thường bị tăng do cung không đủ cầu. Nhiều khách đi vào dịp cao điểm thường phàn nàn về tình trạng bị chặt chém hoặc chất lượng không đúng như cam kết. Nếu có thể thu xếp được thời gian, khách nên tránh đi dịp cao điểm. Ví dụ, đi du lịch biển thì vẫn có thể đi cuối tháng 5 hoặc cuối tháng 8 (tránh tháng 6-7). Nếu đi được ngày trong tuần thì sẽ đỡ đông và giá rẻ hơn đi ngày cuối tuần.
Săn tìm các chương trình khuyến mại
Nhiều khách hàng đã trở thành tay săn chuyên nghiệp các chương trình khuyến mại và có được mức giá rất tốt. Các hãng hàng không thường có chương trình khuyến mại vào dịp thấp điểm hoặc nhân một sự kiện nào đó như khai trương đường bay thẳng hay kỷ niệm một dịp lễ. Các hãng hàng không giá rẻ như Vietjetair, Jetstar, quốc tế như Airasia, Tiger Air thường xuyên có khuyến mại với mức giá khó tin tới 50-70% dành cho các khách hàng may mắn nhanh tay đặt chỗ. Vietnam Airlines và các hãng hàng không nước ngoài cũng không chịu thua kém khi thường xuyên có các chương trình khuyến mại kích cầu.
Để trở thành những người đầu tiên biết thông tin khuyến mại, khách hàng cần chịu khó đọc quảng cáo, thường xuyên vào trang web của nhà cung ứng hoặc đăng ký nhận thông tin qua thư điện tử từ các hãng hàng không hoặc đại lý.
Nên tìm hiểu kỹ chương trình, lý do giá rẻ
Các công ty du lịch và khách sạn cũng có khuyến mại nhờ việc lấy được giá đầu vào thấp như vé máy bay giá rẻ, hoặc để lấp chỗ trống hoặc để giảm chi phí chung của đoàn hoặc giảm lãi, thậm chí lỗ một số khách để lấy số lượng, thị phần và đánh bóng thương hiệu.
Tuy nhiên, khách hàng có thể rơi vào bẫy nếu mua giá rẻ và bị sử dụng dịch vụ kém không như cam kết. Do vậy khách cần lựa chọn những công ty, nhà cung ứng uy tín. Khách cũng cần đọc kỹ chương trình, sản phẩm. Ví dụ cùng là tour 4 ngày 3 đêm nhưng giờ bay đi muộn, về sớm thì coi như khách mất luôn ngày đầu và ngày cuối. Hoặc cùng là khách sạn 3 sao nhưng vẫn khác nhau về chất lượng dịch vụ và khách sạn xa hoặc gần trung tâm. Hoặc tour không bao gồm dịch vụ, khách phải trả thêm như thiếu bữa ăn, phí tham quan, chưa bao gồm thuế hàng không là một khoản đáng kể trong chi phí tour.
Tự là nhà tổ chức
Nếu khách là người đã có nhiều kinh nghiệm đi du lịch, có thời gian và sức khỏe thì có thể tự thu xếp chuyến đi của mình và bạn bè để có lịch trình đi thoải mái như ý muốn và có thể tiết kiệm chi phí. Hình thức du lịch tự do Free & Easy đang ngày càng phổ biến với sự phát triển của Internet và thương mại điện tử. Du khách có thể tự săn các vé máy bay giá rẻ và lên Internet đặt khách sạn trên các trang web uy tín, kham khảo kinh nghiệm về lịch trình, nơi đến, khách sạn, nhà hàng tốt qua những người quen biết là dân bản địa của nơi đến hoặc đã đi hoặc trên các diễn đàn. Biết tiếng Anh hoặc tiếng bản địa là một điều kiện cần để đi du lịch nước ngoài. Lưu ý rằng khách sẽ gặp khó khăn nếu bạn chỉ biết tiếng Anh khi tự đi du lịch ở Trung Quốc nơi không nhiều người thạo tiếng Anh.
Nên mua dịch vụ của những công ty uy tín
Kể cả khách đã rất cẩn thận ký hợp đồng với những điều khoản chặt chẽ để mua dịch giá rẻ thì khách vẫn có thể bị lật lọng từ những nhà cung ứng bất tín, luôn tìm cách bắt chẹt khách. Du lịch tại Hà Nội và Sầm Sơn gần đây đã phản ánh rất nhiều du khách dù cẩn thận đến mấy cũng vẫn bị bắt chẹt và mất tiền nếu không muốn gặp chuyện lôi thôi. Do vậy lời khuyên là nên dùng dịch vụ của những công ty, nhà cung ứng uy tín. Vì khi đã có thương hiệu thì họ sẽ có động cơ giữ chữ tín để bảo vệ thương hiệu. Các chia sẻ của những người từng trải trên các diễn dàn hoặc các tạp chí như Lonely Planet hoặc điểm đánh giá trên web của người đã sử dụng dịch vụ sẽ cho bạn biết những nhà cung ứng uy tín.
Nguồn theo: VnExpress

Nếu chúng tôi có bán chuyến land tour đi chơi 4 thành phố Thượng Hải, Vô Tích, Hàng Châu và Tô Châu 7 ngày 5 đêm với giá tour là $175 hoặc là chuyến land tour 9 ngày 7 đêm đi năm thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu, Tô Châu với giá là $205 (dĩ nhiên cả hai chuyến này đều phải cộng thêm vé máy bay khứ hồi Hoa Kỳ-Trung Cộng).Giá land tour như thế này và chúng tôi còn có thể bớt thêm 10% cho khách hàng. Giá tour rẻ quá cho một chuyến đi chơi Trung Cộng phải không thưa quí vị! Nhưng nếu quí vị gọi cho chúng tôi thì chúng tôi sẽ không ngần ngại giới thiệu đến quí vị nhiều chuyến du lịch tốt hơn là đi Trung Cộng ở ngay thời điểm bây giờ.
Chưa có một đất nước nào lại lại có những tour du lịch rẻ như Trung Cộng đang quảng cáo như vậy. Dĩ nhiên ai cũng có câu hỏi trong đầu, bán rẻ như thế họ làm sao sống được! Ấy thế mà họ sống, còn sống mạnh nữa là đằng khác. Bởi vì sau chuyến du lịch đó, người bị “suy yếu” không phải là họ mà là chính bạn. Họ đã thành công khi khách hàng chỉ vì tham rẻ mà tham dự chuyến du lịch của họ. Ðiều kiện duy nhất của chương trình du lịch là họ đưa du khách đi mua sắm chứ không nhằm mục đích đi thăm danh lam thắng cảnh nên bạn sẽ được đi mua “ngọc trai” ở Vô Tích (Wuxi), mua “lụa” ở Tô Châu, mua “trà Long Tỉnh” ở Hàng Châu, mua “đá quí” “cẩm thạch” ở Thượng Hải hay mua “thuốc Ðông Y” và thăm nơi làm và bán “ngọc” ở Bắc Kinh.
Những món hàng đó luôn được quảng cáo là đẹp, tốt, sang trọng, và là “đồ thật” nên giá cả ở các cửa hiệu quốc doanh này lúc nào cũng được theo bảng giá bay bổng trên mây. Người Hoa nắm được cái ý thích của khách hàng nên họ được huấn luyện nói năng như vẹt mà không hề ngượng miệng, họ sẵn sàng nói láo, nói hạ giá và níu kéo du khách để bán cho bằng được. Chỉ có một điều mà nếu tinh ý thì người ta sẽ thấy khách nội địa Trung Cộng chẳng thấy ai mua những món hàng “made in China” này cả vì cái giá trời ơi đất hỡi mà các cửa hàng quốc doanh bán lừa du khách ngoại quốc. Tôi đã từng chứng kiến cảnh họ bán năm cái vòng ngọc đeo tay (có cùng một giá trên quầy hàng) theo 5 cái giá khác nhau, khác biệt nhau đến hơn $300. Người mua cuối cùng là được rẻ nhất, nhưng không có nghĩa là không mua hớ. Tôi vẫn cho rằng không có du khách nào là không mua hớ cả, chỉ có mua hớ nhiều hay ít mà thôi. Ði Trung Cộng mà không mua hớ là chưa phải đi Trung Cộng.
Còn nói đến các tiệm thuốc Ðông Y của Trung Cộng thì hay tuyệt, thuốc trị bá bệnh. Chỉ cần bạn ghé vào các cửa hàng quốc doanh bán thuốc Ðông Y, nhìn cách họ xây cất và trang trí tiệm thuốc thì người ta nhận biết là họ làm việc rất có lớp lang để moi tiền du khách. Trước tiên, bạn được họ mời khám bệnh “miễn phí,” ông thầy thuốc Ðông Y tốn chừng 10 phút bắt mạch, nói chuyện đoán mò như thầy bói với bạn. Trước khi đứng lên, ông sẽ viết cho bạn toa thuốc và nói bạn nên dùng trong bao lâu như ba tháng, sáu tháng hay một năm. Nhưng khi đem toa thuốc ra quầy bán thuốc thì du khách mới bật ngửa ra vì giá cả quá đắt. “Năm bảy căn bệnh khác nhau” do các ông thầy Ðông Y này chẩn bệnh đều được kê toa dùng chung một toa thuốc. Bệnh nào cũng chỉ cần uống thế thôi, nhưng phải uống ít nhất sáu tháng mới thấy hiệu nghiệm. Còn đắt quá thì thầy thuốc nói bạn nên mua thử uống ba tháng, hết thì lại gửi email order, họ sẽ gửi đến nhà cho bạn. Thế mới thấy cái siêu việt của các ông thầy Ðông Y quốc doanh Trung Cộng. Các ông đi chữa bệnh cho người khác mà sao nhìn các ông cũng không được khỏe lắm.
Mua ngọc, mua trà, mua thuốc, chẩn bệnh, bán thuốc Ðông Y hay mua bất cứ món hàng nào ở Trung Cộng thì du khách nên nhớ rằng bạn đang mua những món hàng “made in China.” Không phải vô cớ mà những món hàng giống như trên lại tốt hơn nếu mua ở Ðài Loan hay Singapore vì các cửa hàng ở các nơi đây không nằm trong hệ thống quốc doanh như bên Trung Cộng.
Người dân Ðài Loan, Hongkong, Singapore họ đã có một nền giáo dục cao hơn rất nhiều so với người dân Trung Cộng. Trung Cộng không phải là Trung Quốc mà chính người dân Ðài Loan mới xứng đáng được gọi là Trung Quốc vì sự văn minh của con người và xã hội. Hơn nữa danh từ Trung Quốc hình thành từ tên Trung Hoa Dân Quốc từ thời Tôn Dật Tiên, tên mà Thống Chế Tưởng Giới Thạch vẫn dùng khi đến Ðài Loan. Còn Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa với Cộng Sản chủ nghĩa do đảng Cộng Sản chỉ huy không gọi là Trung Cộng thì gọi là gì bây giờ. Có chữ “Quốc” nào trong cái tên đó đâu! Ðến danh từ tên mà cũng có ý lừa đảo lập lờ, nếu họ thật tốt thì có sợ gì mà không tự nhận là Trung Cộng. (Vì thế tôi không gọi họ là Trung Quốc mà gọi họ là Trung Cộng cho đúng tên và chính danh.)
Có nhiều khách hàng hỏi tôi khi nào tôi tổ chức lại tour du lịch Trung Cộng, tôi thường hay trả lời lần lữa vì vẫn mong muốn có sự đổi thay của Trung Cộng với người dân của các nước láng giềng chung quanh trong đó có Việt Nam. Nhưng thời gian trôi qua và sự kiêu căng của Trung Cộng chỉ tăng lên và không hề giảm đi sự ngạo mạn đó. Hơn thế nữa những sự giả dối, thiếu phẩm chất trong các sản phẩm làm từ Trung Cộng cũng là một chuyện mà tôi cho là cần thời gian để suy nghĩ về tour du lịch Trung Cộng. Tôi không muốn khách hàng của chúng tôi bị lừa phỉnh và gạt gẫm bởi cái vô trách nhiệm và không có phẩm chất của các con buôn Trung Cộng.
Hơn nữa, một tour đi Trung Cộng như hiện nay thì phẩm chất của một tour du lịch cũng giảm nhiều với sự đắt đỏ leo thang. Khách ngoại quốc đến ít hơn ngày trước, vì thế một tour du lịch Trung Cộng hiện tại thì người ta thường hay cho người dân nội địa tham dự tour chung với người nước ngoài. Ðây là một điều gây bực bội rất nhiều cho du khách nước ngoài vì hai nền văn hóa khác nhau. Bạn có muốn thử và tìm hiểu xem nền “văn hóa Trung Cộng” tốt như thế nào thì cũng rất nên đi Trung Cộng một chuyến cho biết nếp “lịch sự Trung Cộng.” Khạc nhổ trước mặt người khác, đàn bà đàn ông lúc nào nói chuyện cũng như đánh nhau đến nơi, bệnh “tiểu đường” thì nhan nhản khắp ngõ ngách, họ không có khái niệm xếp hàng theo thứ tự nên chen lấn thoải mái, hàng nhái hàng giả mạo thì bán công khai từ ngoài ngõ đến cả trong khách sạn năm sao. Lái xe là một thứ tự do tuyệt đối tại xứ này, ai lái sao cũng được. Tranh nhau giành đường là chuyện bình thường hàng ngày của phương tiện giao thông.
Nhưng nếu du khách là một người không quan tâm đến những vấn đề như trên thì chuyện đi du lịch Trung Cộng vẫn có thể tạm chấp nhận cho một chuyến du lịch theo ý thích của mình.Không ai chối cãi được rằng Trung Hoa lục địa có nhiều thắng cảnh thiên nhiên đáng xem, đáng du ngoạn. Ngày nay, các nơi chốn lịch sử và văn hóa cũng đã bị “phục chế” rất nhiều, nhiều vật cổ mới được làm xong ngày hôm qua (antique yesterday) đem trưng bày và tour guide luôn nói là vật cổ vài trăm năm, nhưng du khách Việt Nam thường hay dễ tính vì khách người Việt cũng chỉ cần biết qua loa nơi chốn đó, nơi đã có những câu chuyện lịch sử văn hóa xảy ra. Nhưng chắc chắn một điều đất nước đó không phải là nơi xứng đáng để làm tour du lịch, mua sắm vì sự không lương thiện của con người và của hệ thống quốc doanh Trung Cộng.Nhưng một lý do chính đáng hơn để chúng tôi bất hợp tác với các tour du lịch Trung Cộng là vấn đề các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chính quyền Trung Cộng càng ngày càng tỏ rõ ra cái bộ mặt đại hán của họ. Sự kiêu căng ngạo mạn của Trung Cộng chiếm đóng Hoàng Sa-Trường Sa trong thời gian vài năm nay đang là một vết thương đau cho những ai còn con tim và lương tri dành cho hai chữ Việt Nam (không dành cho Việt gian tay sai cho Tàu Cộng). Tại sao chúng ta lại phải đi du lịch và làm giàu cho những kẻ đang gậm nhấm đất nước của con cháu chúng ta sau này?
Có nhiều cách thể hiện sự chống đối tinh thần bá quyền Trung Cộng như biểu tình chống họ, như bất hợp tác và không mua hàng hóa “made in China.”
Biểu tình là một thái độ chính trị thực dụng để Trung Cộng thấy rõ được sự bộc lộ giận dữ của dân tộc Việt Nam. Tôi ngưỡng mộ những người đã can đảm bầy tỏ thái độ như vậy. Bất hợp tác và không mua hàng hóa Trung Cộng thì tôi cho rằng đó không phải là một thái độ chính trị thực dụng mà đó chỉ là một thái độ tự trọng và sống tôn kính với tổ tiên Việt Nam mình, những người đã xả thân bảo vệ dòng giống Việt Nam từ ngàn năm qua để chúng ta còn hiện hữu đến hôm nay.
Trung Cộng chắc cũng quan ngại đến điều này vì có rất nhiều món hàng (bán khắp thế giới) không còn dám đề “made in China” nữa, họ tránh chữ China mà viết là “made in PRC” (made in People's Republic of China) hay họ không đề gì cả. Mỗi lần mua một món quà kỷ niệm nào đó, khi không thấy nhãn hiệu làm ở đâu, tôi thường hay hỏi người bán: món hàng này có phải “made in China” không? Thường thì người bán trả lời là không biết hay họ im lặng, thế là tôi hiểu ngay món hàng làm từ đâu.
Tôi không đến Trung Cộng khi tinh thần đại hán vẫn còn nằm trong đầu óc của những người lãnh đạo hiếu chiến kiêu căng tự ti hợm hĩnh tưởng rằng có thể khắc phục được người Việt phương Nam. (...) Văn minh không phải tự dưng trên trời rơi xuống mà là bao gồm cả một nền dân trí giáo dục và trình độ xã hội. Trung Cộng cần 20 năm nữa khi mà thế hệ kiêu căng ngạo mạn không còn nữa thì may ra mới tiến lên bậc thềm đầu tiên của hai chữ Trung Quốc.
Trung Cộng là chiếc xe “made in China,” Việt Nam là cái đòn bẩy. Chỉ cần một cái thế đúng, đòn bẩy có thể làm chiếc xe lật nhào. Danh tướng Lý Thường Kiệt của Ðại Việt đã từng chứng minh như thế. Trung Cộng không tin thì cứ xem lại lịch sử sẽ rõ.
Trần Nguyên Thắng
Ẩm thực
Không phải cứ có tiền nhiều mang theo khi đi du lịch là thích ăn gì thì ăn, thích chơi gì thì chơi. Có những thứ mất nhiều tiền mà bạn vẫn không… nuốt nổi. Kinh nghiệm là nếu đi du lịch Trung Quốc, tốt nhất bạn nên mang theo một vài gia vị thiết yếu.
Đầu tiên là ớt, hạt tiêu và chanh. Bạn đừng mơ trong các quán ăn Trung Quốc có những đĩa ớt tươi, đĩa chanh cắt tư, cắt sáu như ở Việt Nam. Hầu hết các món ăn đã bị “ép” gia vị từ trước. Món ăn nhiều dầu mỡ, cay, nhưng là vị cay của sa tế (dạng ớt xào) kém tươi ngon hơn ớt tươi.Ẩm thực miền Bắc TQ thường không đậm các vị cay, béo, ngọt như ở Việt Nam;  đa số những món ăn không phù hợp với người Việt Nam.

Bạn đừng mong có đĩa ớt tươi, chanh tươi trên bàn để cho vào nước chấm.
Nước chấm của Trung Quốc, theo mô tả của anh Lâm thì không thể ăn nổi vì toàn xì dầu và nước tương, không có nước mắm. Mang theo nước mắm rất bất tiện nên bạn có thế mang theo gói bột canh (muối súp) rồi pha ra với chanh, ớt, tiêu để làm nước chấm riêng. Nếu ăn với nước chấm của họ, bạn chỉ còn nước ngồi nhăn nhó vì khó chịu, không hợp khẩu vị.Anh Lâm kể: “Nhiều người rất ngạc nhiên vì đầu bữa ăn mình lích kích pha nước chấm riêng. Nhưng rồi hầu hết những người trong đoàn đều xin đồ của mình hoặc chấm chung bát với mình”.Việc nữa là các món ăn Trung Quốc thường rất nặng về số lượng. Họ có thể bày đẹp mắt, nhưng quá nhiều thức ăn cũng khiến bạn… kinh hãi. Vì thế, bạn hãy chọn những quán bình dân để ăn. Một tô mì to gấp đôi tô mì ở Việt Nam cũng khiến bạn no lặc lè. Nhưng coi chừng, vệ sinh an toàn thực phẩm của Trung Quốc còn tệ hơn cả ở Việt Nam. Đừng ngại nếu phải mang theo một vài gói mì tôm… phòng thân.
Ăn xong một tô mì to gấp 2 lần tô mì ở Việt Nam, bạn còn muốn ăn thêm gì không?
(Ảnh Nguyễn Gia Khánh)
Nên học một vài tiếng bồi để giao tiếp ở Trung Quốc
Người Trung Quốc có tính cục bộ rất cao. Đi mua sắm ở đó cũng thú vị. Nhưng bạn có thể bị chặt chém nếu không hỏi từ trước và không có một vài miếng “võ” tiếng bồi.

Nói được tiếng bồi rất có lợi khi đi mua sắm ở Trung Quốc.
Theo kinh nghiệm của anh Lâm, bạn không cần phải diễn đạt tốt tiếng phổ thông và nói được nhiều câu. Vì nhiều khi người trên đất nước họ nói chuyện cũng thường nói giọng địa phương. Người Việt Nam sang Trung Quốc du lịch thường có hình dáng giống người bản địa. Chính vì thế, trong quán ăn, khi đi mua sắm, bạn tìm hiểu thông tin trước và nói được tiếng bồi thì sẽ được phục vụ chu đáo hơn, mua giá phải chăng hơn.
Kết cấu ngôn ngữ tiếng Trung rất gần với tiếng Việt về mặt âm học nên bạn có thể học nói rất nhanh mà không cần biết chữ. Bạn nên biết, tỷ lệ dân số Trung Quốc bị… mù chữ cao nhất thế giới.
Những cảnh không đẹp
Bạn hay phàn nàn về việc người Việt thiếu ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh công cộng. Nhưng sang Trung Quốc, bạn vẫn có thể bắt gặp những trường hợp rất buồn cười. Vẫn có trường hợp… tè bậy. Thậm chí bạn có thể bắt gặp cả người vô tư… “lột đồ” ngay giữa đường, ngay giữa thanh thiên bạch nhật, trước mặt hàng vạn người. Thế mới biết, văn minh lịch sự phải đi hết ngõ ngách mới biết được.
Thay quần áo ở chỗ đắc địa ...

- Thực hiện văn minh trong Du lịch, sau khi rời khách sạn hoặc kết thúc tour Quý khách nên có khoản tiền thưởng (tip) cho người khuân vác hành lý, HDV và lái xe phụ xe (02 - 03 USD/người/ngày).

Những điều không nên khi đi du lịch Mỹ

Dưới đây là một số tình huống sai lầm thường gặp trong các chuyến đi Mỹ, mời các bạn tham khảo.
Lệ thuộc vào thư mời

Thư mời là một chứng từ quan trọng khi xin visa Mỹ. Thay vì nộp các giấy tờ chứng minh những ràng buộc với gia đình, công việc tại Việt Nam nhằm thuyết phục viên chức lãnh sự mình sẽ quay về khi hết hạn visa, không ít du khách nghĩ rằng những lá thư mời, thư bảo lãnh của người thân từ Mỹ gửi về mới chính là “chìa khóa” giúp họ mở cánh cửa nhập cảnhdu lịch Mỹ.
Tuy nhiên, viên chức lãnh sự chỉ coi thư mời như là một minh chứng cho lý do bạn xin visa chứ không phải có thư mời là thuyết phục được họ. Bạn nên có thư mời nhưng không nên quên các giấy tờ khác liên quan đến nội dung và thư mời. Tốt nhất, bạn nên liên hệ với các bên cung cấp visa để tham khảo và được tư vấn, sắp xếp thủ tục tối ưu nhất cho bạn.
nuocmy1
Du lịch tự túc để tiết kiệm chi phí
Điều đó chỉ đúng khi bạn còn trẻ, khỏe, giỏi tiếng Anh, chịu khó săn lùng vé máy bay giá rẻ trên mạng, chấp nhận ở khách sạn nhỏ và sẵn sàng di chuyển bằng các phương tiện vận chuyển công cộng như xe bus, tàu điện ngầm. Ngay cả khi bạn có đủ các yếu tố này bạn cũng nên tham khảo, cập nhật thêm thông tin trước chuyến đi.
Với những du khách lần đầu tiên sang Mỹ, khách ở tuổi trung niên, nhóm khách gia đình có kèm trẻ em… thì đăng ký đi tour với một công ty chuyên nghiệp, có uy tín luôn là lựa chọn tốt nhất. Đi theo tour, ký hợp đồng với công ty du lịch cũng là cách để bạn chứng minh khả năng tài chính độc lập, tăng tỷ lệ thành công khi xin visa du lịch như đã nói ở trên.
Kỳ vọng người thân dẫn đi nhiều nơi
Nhiều du khách lần đầu tiên sang Mỹ thăm thân thường kỳ vọng sẽ được người nhà dẫn đi thăm thú khắp nơi. Nhưng phần lớn người Việt ở Mỹ đều tất bật với công việc mưu sinh hàng ngày, chỉ được nghỉ vài dịp nhất định trong năm (kỳ nghỉ lễ dài nhất ở Mỹ là vào dịp Lễ Tạ Ơn, người dân được nghỉ 4 ngày nhưng phần lớn đều tranh thủ dịp này để về thăm gia đình và nghỉ ngơi). Còn với những người lớn tuổi hoặc về hưu thì lại ngại đi chơi xa vì lái xe rất nguy hiểm. Những chuyến đi hiếm hoi chỉ gói gọn trong vòng 2 ngày cuối tuần, thường là xuống downtown (khu trung tâm) ăn uống và mua sắm, hoặc lái xe sang những thành phố bên cạnh. Cũng chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa” vì hiếm có Việt kiều nào rành rẽ về lịch sử, văn hóa nước Mỹ, hiểu biết rộng về từng điểm đến để có thể giải thích hay thuyết minh giống như một hướng dẫn viên thực thụ.
Đăng ký đi tour nhưng khi sang Mỹ sẽ tự ý tách đoàn làm việc riêng
Bạn có thể kết hợp thực hiện thêm những việc riêng khi đi tour sang Mỹ nhưng phải đăng ký trước và hoàn thành đúng nội dung, mục đích chuyến đi và trong thời hạn visa cho phép.
Theo Yêu Du Lịch

Singapore: Thời tiết, cách thức liên lạc, nơi mua sắm, những quy định... là điều bạn nên biết trước khi đi du ngoạn quốc đảo Singapore. Bởi nếu không, bạn rất dễ bị sock, đôi khi còn phiền hà.

Trước hết, thời tiết Singapore rất nóng, thậm chí đứng ngay bờ biển cũng khó tìm ra gió, nên bạn đừng mang theo bất kỳ loại trang phục nào không thích hợp với khí hậu này. Nếu điện thoại di động đã chuyển vùng quốc tế thì không có gì phải bàn, nếu không thì cứ mang theo máy của bạn đi du lịch. Tại Singapore bạn có thể chọn một trong 3 hãng điện thoại là Singtel, M1, Starhub để mua sim nạp tiền vào gọi về Việt Nam, tiện hơn là phải lệ thuộc vào điện thoại công cộng dùng thẻ.
Ngoài ra, bạn có thể liên lạc trong đoàn với nhau, nhất là không lo bị lạc với hướng dẫn viên hoặc bạn bè chung đoàn nếu họ cũng dùng điện thoại di động. Khi mua sim nên hỏi giá, dao động 150.000-300.000 đồng Việt Nam (tùy hãng và thời lượng sử dụng). Mỗi hãng có mã số gọi đi quốc tế khác nhau nên cần hỏi kỹ người bán.
Khi đi mua sắm, bạn không nên rời các siêu thị lớn ở trung tâm thành phố, như khu Orchard. Thời điểm này muốn đón xe bạn phải xếp hàng ở các khu vực dành cho taxi, rất mất thời gian, chưa kể càng về khuya tiền cước sẽ bị phụ thu khá cao. Mua sắm ban đêm có thể tìm đến khu Ấn Độ với siêu thị bình dân Mustafa mở cửa suốt đêm. Ở đây tuy không có hàng hiệu, nhưng hàng hóa đa dạng và có thể mua các đồ lưu niệm, mỹ phẩm với giá rẻ hơn bên ngoài.
Cuối cùng, ngoài chuyện không xả rác bừa bãi vốn đã nổi tiếng ở Singapore, bạn cần lưu ý thêm 2 điều để tránh bị phạt: chỉ hút thuốc ở khu vực cho phép (thường là nơi có đặt gạt tàn) và khi đi taxi cho dù là ngồi ghế nào cũng phải nhớ thắt dây an toàn.
Campuchia:
Người Campuchia rất tôn kính nhà vua, hoàng hậu và hoàng gia. Vì thế, khách đến Campuchia cũng nên bày tỏ lòng tôn kính hoàng gia. Người Campuchia sáng sớm và chiều tối thường đọc kinh để tỏ lòng tôn kính đức vua của họ. Nếu có mặt khi người Cam đọc kinh, du khách cần phải có thái độ nghiêm túc theo họ. 
Khi tham quan Cung điện Hoàng gia Campuchia, có những yêu cầu khắt khe như sau: nam phải mặc quần áo trang trọng, không mặc quần soọc và không mang dép lê; nữ ăn mặc kín đáo lịch sự, không mặc váy ngắn, quần áo mỏng, áo không cánh tay, quần bó, dép không quai hậu... Nếu vi phạm những qui định này sẽ không được vào tham quan. Trong bất kỳ trường hợp nào, phụ nữ cũng không được chạm hay đưa, nhận bất cứ vật gì trực tiếp cho các sư ông. 

Phần đông người Cam theo đạo Phật. Hình tượng Đức Phật rất được tôn kính ở đất nước này. Du khách không nên mang giày dép vào những nơi có hình ảnh Đức Phật, không nên leo trèo lên bất kỳ tượng Phật nào và luôn ăn mặc nghiêm túc khi đến những nơi thờ cúng. Những hành động xúc phạm đến tín ngưỡng có thể bị phạt tù, không loại trừ cả đối với du khách nước ngoài. 

Không xoa đầu người khác, dù đó là trẻ em. Đối với người Campuchia đầu là nơi thiêng liêng nhất. 

Người Campuchia quan niệm chân bao giờ cũng là phần bẩn nhất nên khi ngồi khách tránh để chân lên bàn. Không được dùng chân để chỉ vật gì hay chạm vào thân thể người khác vì điều này bị xem là thô lỗ. Khi ngồi tréo chân nhất thiết không được để chân hướng về phía ai đó, đặc biệt là tượng Phật hay ảnh vua. Trước khi bước vào nhà người Cam, du khách phải bỏ giày dép ra. 

Hầu hết các khách sạn ở Campuchia không trang bị kem đánh răng, bàn chải đánh răng, dép đi trong phòng. Vì vậy, đến Campuchia, du khách phải tự chuẩn bị những vật dụng này.


0 comments :

Post a Comment