Đủ kiểu rồ dại để "trục xuất" con gái ế
Sự sốt ruột, lo lắng quá mức về cô con gái ế khiến nhiều ông bố bà mẹ có những hành động ngốc nghếch, thậm chí điên rồ, cốt để "tống" được "quả bom nổ chậm".
Hôm ấy bố Trinh bảo mấy mẹ con làm cơm thịnh soạn, ông mời khách, nhắc đi nhắc lại là nấu nướng cẩn thận ngon lành một tí. Trinh và mẹ tất tả đi chợ, chế biến toát mồ hôi chờ khách quý của bố. Đến trưa thì một người đàn ông chừng ngoài 50 tuổi, trán bóng loáng vì hói, xuất hiện, bố Trinh gọi người nhà ra chào. Trinh "chào chú ạ" thì bố cô mắng: "Chú chú cái gì, tưởng cô còn ít tuổi lắm đấy hả? Đây là anh T., làm trưởng phòng ở công ty X..."
Lát sau thì mọi người mới vỡ lẽ ra rằng cái "anh T." ấy chẳng phải bạn của bố Trinh, mà là người đang muốn tìm hiểu Trinh, và ông dắt đến nhà để giới thiệu cho con mình. "Chả nhẽ có mặt khách mà em mắng cho ông già một trận rồi đuổi khách về", Trinh vẫn bức xúc "Em có phải cái thùng rác đâu mà chổi cùn rế rách gì cũng ném vào như thế? Ông khách này vừa già vừa xấu, ăn nói hâm hâm dở dở, trông phát khiếp, thế mà bố nghĩ là em có thể làm vợ ông ấy sao?".
Khi khách về, bố Trinh bảo, mày lấy được anh T. là chuẩn, nhà có tiền, ông ấy lại chưa vợ con gì. "Em tỏ thái độ, bố còn mắng, bảo mày tưởng mày ngon lắm đấy hả mà ai cũng chê ngược chê xuôi, ế như mày có người thèm lấy là may lắm rồi. Bố bảo em một là lấy ông kia, hai là cút, chứ đừng có làm xấu mặt bố mẹ nữa. Thế là em cút", Trinh kể.
Đây đã là lần thứ n, bố mẹ Trinh đưa người về giới thiệu cho con gái, hoặc dẫn cô đi gặp gỡ một "ứng cử viên" chức con rể họ, suốt từ 3 năm nay. Ở cái thị xã mà Trinh sống, con gái ngoài 25 tuổi đã được coi là gái ế chứ đừng nói ngoài 30 như Trinh. Mà Trinh ế là chuyện mà bố mẹ cô không thể chấp nhận được vì trước đến nay, ông bà vẫn luôn tự hào về các con mình: mặt mày sáng láng, học hành giỏi giang, công việc thuận lợi. Chuyện Trinh ế là một vết xước xấu xí trên tấm phông đẹp đẽ của gia đình.
Ảnh minh họa.
Vì thế, bố mẹ Trinh huy động mọi mối quen biết, tìm chồng cho cô bằng được. Trinh tâm sự: "Không phải em không chịu lấy chồng, nhưng không thể bạ ai cũng cưới. Nhưng tất cả mọi người, ngay cả bố mẹ, đều nghĩ rằng con gái ngoài 30 là loại vứt đi rồi, nên lẽ ra ai hỏi đến cũng phải xoắn lấy mà gật đầu ngay. Mỗi lần em từ chối ai là một lần em bị chửi, bị mỉa mai là cành cao, tưởng báu lắm đấy..."
Giấu giấy gọi phỏng vấn để ép con lấy chồng
Có rất nhiều cô gái muộn chồng đang "phát điên' vì phải chịu sức ép như Trinh, không phải sức ép của nỗi cô đơn hay thèm khát hạnh phúc, mà là của sự giục giã, gán ghép của bố mẹ. Hải Linh, 29 tuổi, quê Nam Định, cho biết, dù có nhiều ngày nghỉ và chẳng có kế hoạch đi đâu, cô cũng không dám về thăm gia đình vì sợ lại bị ép đi gặp một người đàn ông nào đó. "Toàn những người không tật này cũng tật nọ, mà các cụ cho là rất xứng đôi với gái ế như em", Linh nói.
Linh cho biết, không phải cô xem thường những người từng một đời vợ, những người lớn tuổi hay xấu xí, bệnh tật... mà cô phẫn nộ vì ngay cả bố mẹ cũng không tôn trọng con gái mình, phủ nhận hết mọi giá trị của cô, và coi chuyện con gái có chồng quan trọng hơn chuyện con được hạnh phúc.
"Trước em làm việc ở Nam Định đấy chứ", Hải Linh nói. "Nhưng vì sợ cái màn suốt ngày xem mặt rồi ép cưới quá nên em mới đi Hà Nội tìm việc".
Còn Thu Hà, 32 tuổi, thì khiến bố mẹ khổ sử vì cô cứ đi học lấy hết bằng này đến bằng khác, nhảy việc từ công ty này sang công ty khác mà chẳng chịu nghĩ đến hôn nhân. Mỗi lần Hà khoe mới được thăng lương, thăng chức, bố mẹ chẳng những không chia sẻ niềm vui hay tỏ ra tự hào mà còn thở dài giáo huấn: "Có chức có tiền mà không chồng con thì cũng ra cái quái gì. Cô làm thế nào cho chúng tôi chết còn nhắm được mắt thì làm".
Ảnh minh họa.
Những lần như thế, Thu Hà rất bực nhưng cố nhịn vì thông cảm cho nỗi lòng của bố mẹ. Cô cũng muốn, nếu có anh nào không đến nỗi quá tệ thì "thử cho cả hai một cơ hội". Rồi một người đàn ông "rất khá" xuất hiện, Hà rất có cảm tình và bố mẹ cô thì mừng như bắt được vàng. Có điều, anh chàng này tâm sự với nhạc phụ tương lai rằng anh có đủ tiền lo cho vợ con, nên muốn sau khi cưới, Hà sẽ bỏ việc để ở nhà nội trợ, hoặc làm công việc văn phòng nào đó thôi.
"Tôi nghe thế đã muốn ngãng ra rồi, nhưng bố mẹ tôi thì ra sức khuyên tôi tìm việc khác. Đúng lúc đó công ty tôi gặp khó khăn phải sa thải hàng hoạt, bộ phận tôi làm cũng bị dẹp, bố mẹ tôi bảo đó là ý trời", Thu Hà kể. Trong khi bố mẹ cố vun vào để có đám cưới sớm thì Hà ráo riết đi tìm việc, và gửi hồ sơ cho một số nơi tuyển vị trí quản lý.
Khi giấy gọi phỏng vấn được gửi đến nhà, bố mẹ Hà giấu biến đi. "May là tôi đã chủ động gọi điện cho người ta để hỏi và vẫn đến phỏng vấn, rồi được nhận vào làm", Hà nói. "Tôi giải tán anh chàng kia. Còn bố mẹ tôi thì đang không nhìn mặt tôi".
Ế chồng - "thảm kịch" của con hay bố mẹ?
Nếu câu hỏi này được các bậc phụ huynh đặt ra , hẳn sẽ bớt được rất nhiều vụ "xung đột" với con cái vì chuyện "không chịu lấy chồng".
Chính Hồng Vân, một gái ế Hà Nội, đã đặt thẳng vấn đề này với các bậc sinh thành khi họ đưa tối hậu thư: hoặc chấp nhận lấy người được mai mối, hoặc tự kiếm chồng, nếu trong năm nay không cưới thì sẽ từ mặt. Cô nói: "Con chưa lấy chồng, đó là bi kịch của con hay bi kịch của bố mẹ vậy? Bố mẹ sợ con khổ vì không có chồng hay sợ bản thân mất danh dự vì có con gái ế? Nếu là vì con thì con xin thưa, con không khổ vì chưa có chồng, mà sẽ khổ nếu lấy đại một người không tâm đầu ý hợp để gọi là có chồng".
Dĩ nhiên bố mẹ Vân nổi khùng vì con gái dám đặt câu hỏi láo lếu, xúc phạm đến tình yêu của họ dành cho cô. Nhưng Vân cho rằng, họ cũng ngấm ngầm nhận ra điều cô nói có phần đúng, nên từ đó không ép hay giục cô nữa, dù sốt ruột.
Thực ra, nhiều phụ huynh ép buộc, giục giã con cũng không phải vì sợ mang tiếng nhà có gái ế, mà họ nghĩ con không biết điều gì là tốt nhất cho mình, rằng con có lớn mà chẳng có khôn, không biết lo cho bản thân nên họ phải ra tay.
Bà Nguyễn Lệ Thủy, 59 tuổi, cho biết, sau khi dùng đủ cách thuyết phục con kết hôn không được, bà đến nhờ mẹ chồng ép thêm. Không ngờ bà cụ 85 tuổi nói: "Dù là mẹ thì cũng đừng luôn luôn cho rằng mình biết nghĩ đến hạnh phúc của con mình hơn chính bản thân nó lo cho nó. Nếu ngày tôi cũng coi con trai mình là trẻ nít và khăng khăng làm những điều tôi tưởng là tốt cho con nhất, thì chị đâu có thành con dâu tôi được, phải không?".
"Quả là, dù lo cho con", bà Lệ Thủy nói, "chúng ta vẫn đành phải chấp nhận rằng con đã lớn và có khả năng tự quyết định cuộc đời mình".
Gói ghém đồ đạc, Trinh, 31 tuổi, cấp tốc dọn ra khỏi nhà bố mẹ, coi như "xuất giá" dù không phải là đi lấy chồng. "Vì điên quá đã đành, nhưng cái chính là nếu còn ở với bố mẹ thì em kiểu gì cũng phát điên", Trinh giải thích. Cô cho biết việc bố làm hai ngày trước là giọt nước tràn ly kiềm chế của cô.
Hôm ấy bố Trinh bảo mấy mẹ con làm cơm thịnh soạn, ông mời khách, nhắc đi nhắc lại là nấu nướng cẩn thận ngon lành một tí. Trinh và mẹ tất tả đi chợ, chế biến toát mồ hôi chờ khách quý của bố. Đến trưa thì một người đàn ông chừng ngoài 50 tuổi, trán bóng loáng vì hói, xuất hiện, bố Trinh gọi người nhà ra chào. Trinh "chào chú ạ" thì bố cô mắng: "Chú chú cái gì, tưởng cô còn ít tuổi lắm đấy hả? Đây là anh T., làm trưởng phòng ở công ty X..."
Lát sau thì mọi người mới vỡ lẽ ra rằng cái "anh T." ấy chẳng phải bạn của bố Trinh, mà là người đang muốn tìm hiểu Trinh, và ông dắt đến nhà để giới thiệu cho con mình. "Chả nhẽ có mặt khách mà em mắng cho ông già một trận rồi đuổi khách về", Trinh vẫn bức xúc "Em có phải cái thùng rác đâu mà chổi cùn rế rách gì cũng ném vào như thế? Ông khách này vừa già vừa xấu, ăn nói hâm hâm dở dở, trông phát khiếp, thế mà bố nghĩ là em có thể làm vợ ông ấy sao?".
Khi khách về, bố Trinh bảo, mày lấy được anh T. là chuẩn, nhà có tiền, ông ấy lại chưa vợ con gì. "Em tỏ thái độ, bố còn mắng, bảo mày tưởng mày ngon lắm đấy hả mà ai cũng chê ngược chê xuôi, ế như mày có người thèm lấy là may lắm rồi. Bố bảo em một là lấy ông kia, hai là cút, chứ đừng có làm xấu mặt bố mẹ nữa. Thế là em cút", Trinh kể.
Đây đã là lần thứ n, bố mẹ Trinh đưa người về giới thiệu cho con gái, hoặc dẫn cô đi gặp gỡ một "ứng cử viên" chức con rể họ, suốt từ 3 năm nay. Ở cái thị xã mà Trinh sống, con gái ngoài 25 tuổi đã được coi là gái ế chứ đừng nói ngoài 30 như Trinh. Mà Trinh ế là chuyện mà bố mẹ cô không thể chấp nhận được vì trước đến nay, ông bà vẫn luôn tự hào về các con mình: mặt mày sáng láng, học hành giỏi giang, công việc thuận lợi. Chuyện Trinh ế là một vết xước xấu xí trên tấm phông đẹp đẽ của gia đình.
Ảnh minh họa.
Vì thế, bố mẹ Trinh huy động mọi mối quen biết, tìm chồng cho cô bằng được. Trinh tâm sự: "Không phải em không chịu lấy chồng, nhưng không thể bạ ai cũng cưới. Nhưng tất cả mọi người, ngay cả bố mẹ, đều nghĩ rằng con gái ngoài 30 là loại vứt đi rồi, nên lẽ ra ai hỏi đến cũng phải xoắn lấy mà gật đầu ngay. Mỗi lần em từ chối ai là một lần em bị chửi, bị mỉa mai là cành cao, tưởng báu lắm đấy..."
Giấu giấy gọi phỏng vấn để ép con lấy chồng
Có rất nhiều cô gái muộn chồng đang "phát điên' vì phải chịu sức ép như Trinh, không phải sức ép của nỗi cô đơn hay thèm khát hạnh phúc, mà là của sự giục giã, gán ghép của bố mẹ. Hải Linh, 29 tuổi, quê Nam Định, cho biết, dù có nhiều ngày nghỉ và chẳng có kế hoạch đi đâu, cô cũng không dám về thăm gia đình vì sợ lại bị ép đi gặp một người đàn ông nào đó. "Toàn những người không tật này cũng tật nọ, mà các cụ cho là rất xứng đôi với gái ế như em", Linh nói.
Linh cho biết, không phải cô xem thường những người từng một đời vợ, những người lớn tuổi hay xấu xí, bệnh tật... mà cô phẫn nộ vì ngay cả bố mẹ cũng không tôn trọng con gái mình, phủ nhận hết mọi giá trị của cô, và coi chuyện con gái có chồng quan trọng hơn chuyện con được hạnh phúc.
"Trước em làm việc ở Nam Định đấy chứ", Hải Linh nói. "Nhưng vì sợ cái màn suốt ngày xem mặt rồi ép cưới quá nên em mới đi Hà Nội tìm việc".
Còn Thu Hà, 32 tuổi, thì khiến bố mẹ khổ sử vì cô cứ đi học lấy hết bằng này đến bằng khác, nhảy việc từ công ty này sang công ty khác mà chẳng chịu nghĩ đến hôn nhân. Mỗi lần Hà khoe mới được thăng lương, thăng chức, bố mẹ chẳng những không chia sẻ niềm vui hay tỏ ra tự hào mà còn thở dài giáo huấn: "Có chức có tiền mà không chồng con thì cũng ra cái quái gì. Cô làm thế nào cho chúng tôi chết còn nhắm được mắt thì làm".
Ảnh minh họa.
Những lần như thế, Thu Hà rất bực nhưng cố nhịn vì thông cảm cho nỗi lòng của bố mẹ. Cô cũng muốn, nếu có anh nào không đến nỗi quá tệ thì "thử cho cả hai một cơ hội". Rồi một người đàn ông "rất khá" xuất hiện, Hà rất có cảm tình và bố mẹ cô thì mừng như bắt được vàng. Có điều, anh chàng này tâm sự với nhạc phụ tương lai rằng anh có đủ tiền lo cho vợ con, nên muốn sau khi cưới, Hà sẽ bỏ việc để ở nhà nội trợ, hoặc làm công việc văn phòng nào đó thôi.
"Tôi nghe thế đã muốn ngãng ra rồi, nhưng bố mẹ tôi thì ra sức khuyên tôi tìm việc khác. Đúng lúc đó công ty tôi gặp khó khăn phải sa thải hàng hoạt, bộ phận tôi làm cũng bị dẹp, bố mẹ tôi bảo đó là ý trời", Thu Hà kể. Trong khi bố mẹ cố vun vào để có đám cưới sớm thì Hà ráo riết đi tìm việc, và gửi hồ sơ cho một số nơi tuyển vị trí quản lý.
Khi giấy gọi phỏng vấn được gửi đến nhà, bố mẹ Hà giấu biến đi. "May là tôi đã chủ động gọi điện cho người ta để hỏi và vẫn đến phỏng vấn, rồi được nhận vào làm", Hà nói. "Tôi giải tán anh chàng kia. Còn bố mẹ tôi thì đang không nhìn mặt tôi".
Ế chồng - "thảm kịch" của con hay bố mẹ?
Nếu câu hỏi này được các bậc phụ huynh đặt ra , hẳn sẽ bớt được rất nhiều vụ "xung đột" với con cái vì chuyện "không chịu lấy chồng".
Chính Hồng Vân, một gái ế Hà Nội, đã đặt thẳng vấn đề này với các bậc sinh thành khi họ đưa tối hậu thư: hoặc chấp nhận lấy người được mai mối, hoặc tự kiếm chồng, nếu trong năm nay không cưới thì sẽ từ mặt. Cô nói: "Con chưa lấy chồng, đó là bi kịch của con hay bi kịch của bố mẹ vậy? Bố mẹ sợ con khổ vì không có chồng hay sợ bản thân mất danh dự vì có con gái ế? Nếu là vì con thì con xin thưa, con không khổ vì chưa có chồng, mà sẽ khổ nếu lấy đại một người không tâm đầu ý hợp để gọi là có chồng".
Dĩ nhiên bố mẹ Vân nổi khùng vì con gái dám đặt câu hỏi láo lếu, xúc phạm đến tình yêu của họ dành cho cô. Nhưng Vân cho rằng, họ cũng ngấm ngầm nhận ra điều cô nói có phần đúng, nên từ đó không ép hay giục cô nữa, dù sốt ruột.
Thực ra, nhiều phụ huynh ép buộc, giục giã con cũng không phải vì sợ mang tiếng nhà có gái ế, mà họ nghĩ con không biết điều gì là tốt nhất cho mình, rằng con có lớn mà chẳng có khôn, không biết lo cho bản thân nên họ phải ra tay.
Bà Nguyễn Lệ Thủy, 59 tuổi, cho biết, sau khi dùng đủ cách thuyết phục con kết hôn không được, bà đến nhờ mẹ chồng ép thêm. Không ngờ bà cụ 85 tuổi nói: "Dù là mẹ thì cũng đừng luôn luôn cho rằng mình biết nghĩ đến hạnh phúc của con mình hơn chính bản thân nó lo cho nó. Nếu ngày tôi cũng coi con trai mình là trẻ nít và khăng khăng làm những điều tôi tưởng là tốt cho con nhất, thì chị đâu có thành con dâu tôi được, phải không?".
"Quả là, dù lo cho con", bà Lệ Thủy nói, "chúng ta vẫn đành phải chấp nhận rằng con đã lớn và có khả năng tự quyết định cuộc đời mình".
0 comments :
Post a Comment