Lộ trình cấm xe máy: Bất ngờ kết quả người dân ủng hộ nhiệt tình
Sau bài viết của TS Lương Hoài Nam ‘Cần chuẩn bị cấm xe máy ở tất cả đô thị lớn’, báo điện tử VTC News đã nhận được hàng ngàn ý kiến bình luận, chia sẻ quan điểm về vấn đề này.
Lộ trình cấm xe máy: Bất ngờ kết quả độc giả ủng hộ
Với hơn 10.000 độc giả tham cuộc thăm dò ý kiến “Có nên cấm xe máy” tính đến sáng 30/10, chỉ có 12% bạn đọc ủng hộ “Không nên cấm”, trong khi có đến 5865 độc giả, chiếm 56% bạn đọc cho rằng “Cần có lộ trình cấm từ bây giờ”. 3214 độc giả, chiếm 31% ủng hộ việc cấm xe máy khi đã có những phương tiện hiện
đại thay thế. Ảnh dưới:
Tỷ lệ độc giả ủng hộ phương án “Cần có lộ trình cấm xe máy từ bây giờ” đã tăng lên từ 50% ngày đầu khởi tạo thăm dò 2 ngày trước lên 54% chiều 29/10 và sáng nay tăng lên 56% như ảnh trên. Kết quả thăm dò ý
kiến chiều 29/3 như sau:Khi quyết định đưa vấn đề này ra thảo luận, chúng tôi đã nghĩ chắc chắn nó sẽ bị phản đối quyết liệt, giống như tuyên bô trước đây của những lãnh đạo hoạch định chính sách ngành. Nhưng kết quả thật bất ngờ: Đa số độc giả đã ủng hộ ý tưởng cần có lộ trình cấm xe máy thích hợp.
TS Lương Hoài Nam, cựu Tổng giám đốc Jetstar Pacific khi thuyết phục VTC News đăng bài của ông để khởi đầu cho cuộc tranh luận cũng nhấn mạnh đến lộ trình cấm xe máy chứ không phải cấm từ bây giờ nhằm dần xóa bỏ những tác hại khủng khiếp đến từ ‘tư duy xe máy’ đã tồn tại như một vấn nạn của xã hội.
Và quan trọng nhất, là mong muốn để lại cho thế hệ mai sau các đô thị văn minh, hiện đại, với nền giao thông an toàn và sạch hơn.
Một cuộc cách mạng trong tư duy sẽ tốt hơn cho chúng ta, các thế hệ sau và nhiều thế hệ sau nữa… Đó là điều chúng ta cần làm ngay bay giờ. Lộ trình cấm xe máy: Bất ngờ kết quả độc giả ủng hộ. Độc giả HaiVan
Ủng hộ cấm xe máy
Bên cạnh tham gia cuộc thăm dò ý kiến, tòa soạn còn nhận được hàng ngàn comment tranh luận sôi nổi về chủ đề này. Tương ứng với kết quả thăm dò ý kiến, hơn 50% độc giả ủng hộ quan điểm cần có lộ trình cấm xe máy từ bây giờ.
Độc giả Hải Vân (haivan747) cho rằng đây là ‘Một bài viết hay, có cái nhìn và đánh giá khá nhạy cảm nhưng kỳ thực với tôi nó lại chính xác và đáng quan tâm. Tôi thấy là từ lâu chúng ta cứ loay hoay trong tất cả các vấn đề xã hội mà tiến cũng không được lùi cũng không xong.
Ngay cả việc xử phạt giao thông cũng có vấn đề về tính răn đe “ý tôi là quá nhẹ” cứ suy tới, tính lui, cái này liệu có được không, cái kia có ảnh hưởng không thì… tới khi người ta di chuyển bằng phương tiện bay cá nhân mà chúng ta vẫn cứ “suy đi tính lại”.
Một cuộc cách mạng trong tư duy sẽ tốt hơn cho chúng ta, các thế hệ sau và nhiều thế hệ sau nữa… Đó là điều chúng ta cần làm ngay bay giờ. Tôi ủng hộ!”
Vấn nạn tắc đường.
Đồng tình với quan điểm này, độc giả Trần Thanh Hải khẳng định: ‘Việt Nam nên ban hành lộ trình cấm xe máy ở tất cả các thành phố lớn.
“Hãy hỏi tất cả những ai phản đối chính sách cấm xe máy xem họ đã từng lái xe ô tô, hoặc chỉ mới học lái xe ô tô xem họ đã nghĩ gì, liệu lúc đó họ có mong cho những người đi xe máy đi đúng luật, không lạng, lách đánh võng hay tạt đầu xe ô tô hay không để họ khỏi run, khỏi sợ, hay thậm chí là chửi toáng lên khi xe máy gây nguy hiểm cho họ khi lần đầu cầm lái ô tô.
Hỡi các nhà làm chính sách, hãy nghĩ xa hơn, nghĩ đến mục tiêu lớn hơn, đừng để những cái tiện lợi trước mắt làm mờ đi suy nghĩ của mình, hoặc có thể là kéo thụt lùi cả một xã hội đang trên đà phát triển.”
Dù trong gia đình, mỗi người đều có một xe máy để đảm bảo các hoạt động hàng ngày, và khẳng định rằng xe máy đang là phương tiện hữu ích trong thời điểm này, nhưng độc giả Hung vẫn đồng tình với quan điểm của TS Lương Hoài Nam: “Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của tác giả.”
“Cần nói thêm rằng: Kinh tế Việt Nam đã, đang phát triển, con người Việt cần có môi trường sống sạch, văn minh, an toàn. Xe máy sẽ hoàn thành vai trò của nó trong một giai đoạn nhất định.
Đã đến lúc phải có lộ trình dừng lại sự phát triển ồ ạt của xe máy và không cho lưu thông ở các thành phố để nhường cho sự phát triển các phương tiện khác sạch, an toàn và văn minh hơn.” – Độc giả Hung viết.
Độc giả Quân Nguyễn còn ‘hiến kế’ để lộ trình tiến tới việc cấm xe máy ở các đô thị được thực hiện một cách tự giác, đó là: ‘Nếu có thể tạo ra được một hệ thống giao thông công cộng thuận tiện thì không cấm người dân cũng tự bỏ không đi xe máy nữa.
Vấn đề là phải đồng bộ được hệ thống giao thông, kết nối được giữa việc đi bộ và kết hợp các phương tiện công cộng tuy nhiên thực trạng ở Việt Nam hiện nay vẫn nhiều nơi không có vỉa hè cho người đi bộ.
Hệ thống đường giao thông không thuận tiện để sử dụng phương tiện to như ô tô hay quá xa để đi bộ đến điểm có phương tiện công cộng điều kiện sống của người dân chủ yếu là trong các ngõ ngách sâu nên việc kết nối với trục đường chính càng xa hơn.
Chính vì thế, theo tôi không chỉ phải làm lại hệ thống giao thông mà phải thay đổi điều kiện sống của người dân, quy hoạch lại nhà ở với quy mô lớn để tạo hệ thống giao thông và cũng là tạo ra thay đổi nhận thức khi chuyển đến nơi ở mới trên nguyên tắc không làm xáo trộn cuộc sống của người dân tại nơi ở mới.
Theo tôi trên nguyên tắc Nhà nước và Nhân dân cùng là hoàn toàn có thể thực hiện được.’
Xe máy - công cụ mưu sinh.
Độc giả JohnBie cũng hiến kế học hỏi từ nước bạn Nhật Bản: Hãy học hỏi ở người Nhật, một hệ thống giao thông công cộng đáp ứng được nhu cầu đi lại một cách thuận tiện, nhanh chóng, khi ấy không cần đến lệnh cấm thì người dân cũng sẽ chọn phương tiện cộng cộng.
Phân luồng lộ trình xe máy song song với việc đầu tư xây dựng hệ thống giao thông công cộng hiện đại (chính sách thu hút vốn đầu tư từ trong nước đến ngoài nước).
Nhiều độc giả phân tích, những biện pháp TS Lương Hoài Nam đưa ra chắc chắn nếu thực hiện sẽ gặp nhiều cản trở, khó khăn. Nhưng dù khó khăn cũng phải làm, không còn cách nào khác, bởi đó là quy luật của sự phát triển từ hình thái này sang hình thái khác.
Song, cũng không ít độc giả còn băn khoăn, lo lắng về quan điểm này, nếu được thực hiện. Phần lớn độc giả băn khoăn hiểu sai về tư tưởng bài viết là lộ trình cấm xe máy. Phần lớn các câu hỏi băn khoăn đặt ra là: Cấm xe máy ngay bây giờ thì lấy gì để mưu sinh, thuế nhập khẩu ô tô cao nhất thế giới…
Theo độc giả Cahu, nếu cấm xe máy, thì phải lo việc vận chuyển cho toàn bộ những người đi xe máy. Giả định số này chiếm 80% lượng giao thông hiện giờ. 5% họ sẽ chuyển sang ô tô, xe đạp và 75% sang phương tiện công cộng (tất cả là ước tính).
Như vậy, hệ thống công cộng phải chịu trách nhiệm vận tải 75% mà xe bus mới được 10% và tối đa được 30%. Tầu điện 30% nữa, như vậy để đạt được cũng mất 10 năm, với tối thiểu 5 tuyến.
Như vậy, lộ trình cấm xe máy sẽ là: tăng gấp 3 công suất xe bus (5năm) và xây 5 tuyến metro (10năm). Tổng cộng đến 2025 có thể cấm.
Lộ trình cấm xe máy: Bất ngờ kết quả độc giả ủng hộ
Với hơn 10.000 độc giả tham cuộc thăm dò ý kiến “Có nên cấm xe máy” tính đến sáng 30/10, chỉ có 12% bạn đọc ủng hộ “Không nên cấm”, trong khi có đến 5865 độc giả, chiếm 56% bạn đọc cho rằng “Cần có lộ trình cấm từ bây giờ”. 3214 độc giả, chiếm 31% ủng hộ việc cấm xe máy khi đã có những phương tiện hiện
đại thay thế. Ảnh dưới:
Tỷ lệ độc giả ủng hộ phương án “Cần có lộ trình cấm xe máy từ bây giờ” đã tăng lên từ 50% ngày đầu khởi tạo thăm dò 2 ngày trước lên 54% chiều 29/10 và sáng nay tăng lên 56% như ảnh trên. Kết quả thăm dò ý
kiến chiều 29/3 như sau:Khi quyết định đưa vấn đề này ra thảo luận, chúng tôi đã nghĩ chắc chắn nó sẽ bị phản đối quyết liệt, giống như tuyên bô trước đây của những lãnh đạo hoạch định chính sách ngành. Nhưng kết quả thật bất ngờ: Đa số độc giả đã ủng hộ ý tưởng cần có lộ trình cấm xe máy thích hợp.
TS Lương Hoài Nam, cựu Tổng giám đốc Jetstar Pacific khi thuyết phục VTC News đăng bài của ông để khởi đầu cho cuộc tranh luận cũng nhấn mạnh đến lộ trình cấm xe máy chứ không phải cấm từ bây giờ nhằm dần xóa bỏ những tác hại khủng khiếp đến từ ‘tư duy xe máy’ đã tồn tại như một vấn nạn của xã hội.
Và quan trọng nhất, là mong muốn để lại cho thế hệ mai sau các đô thị văn minh, hiện đại, với nền giao thông an toàn và sạch hơn.
Một cuộc cách mạng trong tư duy sẽ tốt hơn cho chúng ta, các thế hệ sau và nhiều thế hệ sau nữa… Đó là điều chúng ta cần làm ngay bay giờ. Lộ trình cấm xe máy: Bất ngờ kết quả độc giả ủng hộ. Độc giả HaiVan
Ủng hộ cấm xe máy
Bên cạnh tham gia cuộc thăm dò ý kiến, tòa soạn còn nhận được hàng ngàn comment tranh luận sôi nổi về chủ đề này. Tương ứng với kết quả thăm dò ý kiến, hơn 50% độc giả ủng hộ quan điểm cần có lộ trình cấm xe máy từ bây giờ.
Độc giả Hải Vân (haivan747) cho rằng đây là ‘Một bài viết hay, có cái nhìn và đánh giá khá nhạy cảm nhưng kỳ thực với tôi nó lại chính xác và đáng quan tâm. Tôi thấy là từ lâu chúng ta cứ loay hoay trong tất cả các vấn đề xã hội mà tiến cũng không được lùi cũng không xong.
Ngay cả việc xử phạt giao thông cũng có vấn đề về tính răn đe “ý tôi là quá nhẹ” cứ suy tới, tính lui, cái này liệu có được không, cái kia có ảnh hưởng không thì… tới khi người ta di chuyển bằng phương tiện bay cá nhân mà chúng ta vẫn cứ “suy đi tính lại”.
Một cuộc cách mạng trong tư duy sẽ tốt hơn cho chúng ta, các thế hệ sau và nhiều thế hệ sau nữa… Đó là điều chúng ta cần làm ngay bay giờ. Tôi ủng hộ!”
Vấn nạn tắc đường.
Đồng tình với quan điểm này, độc giả Trần Thanh Hải khẳng định: ‘Việt Nam nên ban hành lộ trình cấm xe máy ở tất cả các thành phố lớn.
“Hãy hỏi tất cả những ai phản đối chính sách cấm xe máy xem họ đã từng lái xe ô tô, hoặc chỉ mới học lái xe ô tô xem họ đã nghĩ gì, liệu lúc đó họ có mong cho những người đi xe máy đi đúng luật, không lạng, lách đánh võng hay tạt đầu xe ô tô hay không để họ khỏi run, khỏi sợ, hay thậm chí là chửi toáng lên khi xe máy gây nguy hiểm cho họ khi lần đầu cầm lái ô tô.
Hỡi các nhà làm chính sách, hãy nghĩ xa hơn, nghĩ đến mục tiêu lớn hơn, đừng để những cái tiện lợi trước mắt làm mờ đi suy nghĩ của mình, hoặc có thể là kéo thụt lùi cả một xã hội đang trên đà phát triển.”
Dù trong gia đình, mỗi người đều có một xe máy để đảm bảo các hoạt động hàng ngày, và khẳng định rằng xe máy đang là phương tiện hữu ích trong thời điểm này, nhưng độc giả Hung vẫn đồng tình với quan điểm của TS Lương Hoài Nam: “Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của tác giả.”
“Cần nói thêm rằng: Kinh tế Việt Nam đã, đang phát triển, con người Việt cần có môi trường sống sạch, văn minh, an toàn. Xe máy sẽ hoàn thành vai trò của nó trong một giai đoạn nhất định.
Đã đến lúc phải có lộ trình dừng lại sự phát triển ồ ạt của xe máy và không cho lưu thông ở các thành phố để nhường cho sự phát triển các phương tiện khác sạch, an toàn và văn minh hơn.” – Độc giả Hung viết.
Độc giả Quân Nguyễn còn ‘hiến kế’ để lộ trình tiến tới việc cấm xe máy ở các đô thị được thực hiện một cách tự giác, đó là: ‘Nếu có thể tạo ra được một hệ thống giao thông công cộng thuận tiện thì không cấm người dân cũng tự bỏ không đi xe máy nữa.
Vấn đề là phải đồng bộ được hệ thống giao thông, kết nối được giữa việc đi bộ và kết hợp các phương tiện công cộng tuy nhiên thực trạng ở Việt Nam hiện nay vẫn nhiều nơi không có vỉa hè cho người đi bộ.
Hệ thống đường giao thông không thuận tiện để sử dụng phương tiện to như ô tô hay quá xa để đi bộ đến điểm có phương tiện công cộng điều kiện sống của người dân chủ yếu là trong các ngõ ngách sâu nên việc kết nối với trục đường chính càng xa hơn.
Chính vì thế, theo tôi không chỉ phải làm lại hệ thống giao thông mà phải thay đổi điều kiện sống của người dân, quy hoạch lại nhà ở với quy mô lớn để tạo hệ thống giao thông và cũng là tạo ra thay đổi nhận thức khi chuyển đến nơi ở mới trên nguyên tắc không làm xáo trộn cuộc sống của người dân tại nơi ở mới.
Theo tôi trên nguyên tắc Nhà nước và Nhân dân cùng là hoàn toàn có thể thực hiện được.’
Xe máy - công cụ mưu sinh.
Độc giả JohnBie cũng hiến kế học hỏi từ nước bạn Nhật Bản: Hãy học hỏi ở người Nhật, một hệ thống giao thông công cộng đáp ứng được nhu cầu đi lại một cách thuận tiện, nhanh chóng, khi ấy không cần đến lệnh cấm thì người dân cũng sẽ chọn phương tiện cộng cộng.
Phân luồng lộ trình xe máy song song với việc đầu tư xây dựng hệ thống giao thông công cộng hiện đại (chính sách thu hút vốn đầu tư từ trong nước đến ngoài nước).
Nhiều độc giả phân tích, những biện pháp TS Lương Hoài Nam đưa ra chắc chắn nếu thực hiện sẽ gặp nhiều cản trở, khó khăn. Nhưng dù khó khăn cũng phải làm, không còn cách nào khác, bởi đó là quy luật của sự phát triển từ hình thái này sang hình thái khác.
Song, cũng không ít độc giả còn băn khoăn, lo lắng về quan điểm này, nếu được thực hiện. Phần lớn độc giả băn khoăn hiểu sai về tư tưởng bài viết là lộ trình cấm xe máy. Phần lớn các câu hỏi băn khoăn đặt ra là: Cấm xe máy ngay bây giờ thì lấy gì để mưu sinh, thuế nhập khẩu ô tô cao nhất thế giới…
Theo độc giả Cahu, nếu cấm xe máy, thì phải lo việc vận chuyển cho toàn bộ những người đi xe máy. Giả định số này chiếm 80% lượng giao thông hiện giờ. 5% họ sẽ chuyển sang ô tô, xe đạp và 75% sang phương tiện công cộng (tất cả là ước tính).
Như vậy, hệ thống công cộng phải chịu trách nhiệm vận tải 75% mà xe bus mới được 10% và tối đa được 30%. Tầu điện 30% nữa, như vậy để đạt được cũng mất 10 năm, với tối thiểu 5 tuyến.
Như vậy, lộ trình cấm xe máy sẽ là: tăng gấp 3 công suất xe bus (5năm) và xây 5 tuyến metro (10năm). Tổng cộng đến 2025 có thể cấm.
(VTC)
0 comments :
Post a Comment