Đề nghị tăng vé xe buýt ở Hà Nội lên 7.000 đồng
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa đề xuất với UBND thành phố Hà Nội tăng giá vé xe buýt lên mức thấp nhất là 7.000 đồng/lượt và cao nhất là 200.000/tháng, bắt đầu kể từ ngày 1/1/2014.
Cụ thể phương án điều chỉnh giá vé lượt và giá vé tháng được đề xuất như sau:
Cự ly tuyến dưới 25km hiện đang có giá vé 5.000 đồng, nay được đề nghị tăng lên thành 7.000 đồng (tăng 40%); Cự ly tuyến từ 25 đến 30km hiện đang có giá vé là 6.000 đồng, nay tăng lên thành 7.000 đồng (mức tăng 16%); Cự ly trên 30km tăng từ mức 7.000 đồng hiện nay lên thành 8.000 đồng (mức tăng 14%).
Đối với vé tháng, loại ưu tiên 1 tuyến (học sinh, sinh viên) tăng từ 45.000 đồng lên 50.000 đồng; Loại ưu tiên liên tuyến (học sinh, sinh viên) tăng từ 90.000 đồng lên 100.000 đồng; Đối tượng không ưu tiên 1 tuyến tăng từ 90.000 đồng lên 100.000 đồng; Đối tượng không ưu tiên liên tuyến tăng từ 140.000 đồng lên 200.000 đồng.
Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, trong đơn giá vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, các khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn là lương (chiếm 46,4%) và nhiên liệu (chiếm 30,8%). Đơn giá vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thời điểm năm 2013 so với thời điểm năm 2012 trung bình của 3 loại xe đã tăng là 11,5%.
Trong những năm qua, hàng năm ngân sách Thành phố phải bỏ ra một khoản kinh phí lớn để trợ giá cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Năm 2010, số tiền trợ giá là 621 tỷ đồng, năm 2011 là 1.332 tỷ đồng, năm 2012 là 1.020 tỷ đồng và dự kiến năm 2013 là 1.134 tỷ đồng.
“Trong bối cảnh giá cá yếu tố đầu vào chủ yếu tăng như nhiên liệu, tiền lương… dẫn đến chi phí cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tăng và tình hình thu ngân sách của Thành phố giảm do bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế. Do đó, việc điều chỉnh giá vé trong giai đoạn hiện nay là cần thiết”, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nguyễn Hoàng Linh giải thích và cho biết, việc tăng giá cũng nhằm tạo điều kiện đầu tư đổi mới phương tiện, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt cho hiện tại và tương lai.
Ông Linh cũng cho rằng, việc điều chỉnh giá vé lượt (dành cho khách đi lại không thường xuyên, khách vãng lai) sẽ tác động không lớn đến thu nhập của đa số người dân sử dụng dịch vụ xe buýt và vẫn cạnh tranh được với các loại hình vận tải khách.
Về việc tăng giá vé tháng liên tuyến loại không ưu tiên cao lên mức 200.000 đồng (mức tăng cao nhất trong các loại vé), ông Linh giải thích, đó là để đảm bảo thực hiện đúng Luật Thủ đô, theo đó giá vé tháng xe buýt ưu tiên bằng 50% loại không ưu tiên.
Nếu được chấp thuận, phương án điều chỉnh giá vé nói trên sẽ được thực hiện bắt đầu từ ngày 1/1/2014.
Cách đây 1 năm, hồi tháng 10/2012, giá vé xe buýt cũng đã tăng từ 3.000 đồng/lượt lên 5.000 đồng/lượt và mức tăng giá vé liên tuyến không ưu tiên cũng tăng mạnh, từ 80.000 đồng/tháng lên 140.000 đồng/tháng. Lý do được Sở Giao thông Vận tải đưa ra cho việc tăng giá cũng là nhằm giảm gánh nặng trợ giá cho ngân sách Thành phố.Lần này, Sở Giao thông Vận tải tính toán, nếu tăng giá vé như phương án nói trên, ngân sách Thành phố sẽ tăng thu được khoảng 237,2 tỷ đồng/năm.Mới đây, khi thông báo về việc tăng giá nước sạch, lãnh đạo Công ty nước sạch Hà Nội cũng cho rằng, việc tăng giá nước nằm tỏng mức chi trả của người dân và không ảnh hưởng lớn đến thu nhập của họ.Trước đó, từ ngày 1/8/2013, giá điện cũng tăng bình quân 5%. EVN lý giải việc điều chỉnh này nhằm bù đắp một phần chi phí phát điện tăng lên do tăng giá than và tăng giá khí.
Cụ thể phương án điều chỉnh giá vé lượt và giá vé tháng được đề xuất như sau:
Cự ly tuyến dưới 25km hiện đang có giá vé 5.000 đồng, nay được đề nghị tăng lên thành 7.000 đồng (tăng 40%); Cự ly tuyến từ 25 đến 30km hiện đang có giá vé là 6.000 đồng, nay tăng lên thành 7.000 đồng (mức tăng 16%); Cự ly trên 30km tăng từ mức 7.000 đồng hiện nay lên thành 8.000 đồng (mức tăng 14%).
Đối với vé tháng, loại ưu tiên 1 tuyến (học sinh, sinh viên) tăng từ 45.000 đồng lên 50.000 đồng; Loại ưu tiên liên tuyến (học sinh, sinh viên) tăng từ 90.000 đồng lên 100.000 đồng; Đối tượng không ưu tiên 1 tuyến tăng từ 90.000 đồng lên 100.000 đồng; Đối tượng không ưu tiên liên tuyến tăng từ 140.000 đồng lên 200.000 đồng.
Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, trong đơn giá vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, các khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn là lương (chiếm 46,4%) và nhiên liệu (chiếm 30,8%). Đơn giá vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thời điểm năm 2013 so với thời điểm năm 2012 trung bình của 3 loại xe đã tăng là 11,5%.
Trong những năm qua, hàng năm ngân sách Thành phố phải bỏ ra một khoản kinh phí lớn để trợ giá cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Năm 2010, số tiền trợ giá là 621 tỷ đồng, năm 2011 là 1.332 tỷ đồng, năm 2012 là 1.020 tỷ đồng và dự kiến năm 2013 là 1.134 tỷ đồng.
“Trong bối cảnh giá cá yếu tố đầu vào chủ yếu tăng như nhiên liệu, tiền lương… dẫn đến chi phí cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tăng và tình hình thu ngân sách của Thành phố giảm do bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế. Do đó, việc điều chỉnh giá vé trong giai đoạn hiện nay là cần thiết”, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nguyễn Hoàng Linh giải thích và cho biết, việc tăng giá cũng nhằm tạo điều kiện đầu tư đổi mới phương tiện, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt cho hiện tại và tương lai.
Ông Linh cũng cho rằng, việc điều chỉnh giá vé lượt (dành cho khách đi lại không thường xuyên, khách vãng lai) sẽ tác động không lớn đến thu nhập của đa số người dân sử dụng dịch vụ xe buýt và vẫn cạnh tranh được với các loại hình vận tải khách.
Về việc tăng giá vé tháng liên tuyến loại không ưu tiên cao lên mức 200.000 đồng (mức tăng cao nhất trong các loại vé), ông Linh giải thích, đó là để đảm bảo thực hiện đúng Luật Thủ đô, theo đó giá vé tháng xe buýt ưu tiên bằng 50% loại không ưu tiên.
Nếu được chấp thuận, phương án điều chỉnh giá vé nói trên sẽ được thực hiện bắt đầu từ ngày 1/1/2014.
Cách đây 1 năm, hồi tháng 10/2012, giá vé xe buýt cũng đã tăng từ 3.000 đồng/lượt lên 5.000 đồng/lượt và mức tăng giá vé liên tuyến không ưu tiên cũng tăng mạnh, từ 80.000 đồng/tháng lên 140.000 đồng/tháng. Lý do được Sở Giao thông Vận tải đưa ra cho việc tăng giá cũng là nhằm giảm gánh nặng trợ giá cho ngân sách Thành phố.Lần này, Sở Giao thông Vận tải tính toán, nếu tăng giá vé như phương án nói trên, ngân sách Thành phố sẽ tăng thu được khoảng 237,2 tỷ đồng/năm.Mới đây, khi thông báo về việc tăng giá nước sạch, lãnh đạo Công ty nước sạch Hà Nội cũng cho rằng, việc tăng giá nước nằm tỏng mức chi trả của người dân và không ảnh hưởng lớn đến thu nhập của họ.Trước đó, từ ngày 1/8/2013, giá điện cũng tăng bình quân 5%. EVN lý giải việc điều chỉnh này nhằm bù đắp một phần chi phí phát điện tăng lên do tăng giá than và tăng giá khí.
Theo VnMedia
0 comments :
Post a Comment