--------> Sưu Tầm và Chia Sẻ Mọi Thứ

--------> Sưu Tầm và Chia Sẻ Mọi Thứ

VN kiểm soát chặt chẽ internet

Cấm tổng hợp tin qua mạng xã hội?

image
Người dùng Facebook ở VN sẽ không được 'tổng hợp' tin
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Nghị định 72 cấm các thành viên mạng xã hội tổng hợp tin tức từ báo chí. 
Nghị định 72 về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng được ký hôm 15/7 và chính thức công bố hôm 31/7 và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/9/2013.
Khoản 4, Điều 20 của văn bản pháp luật này quy định: "Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp".

image
Khoản 19 của Điều 3 giải thích: "Thông tin tổng hợp là thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, nhiều loại hình thông tin về một hoặc nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội."
Các trang thông tin nội bộ của các cơ quan và công ty cũng bị cấm cung cấp "thông tin tổng hợp".
Một số người đã ngay lập tức có phản ứng trên Facebook.
Một người viết: "Tại sao các nước người ta cứ tiến lên thì nước mình cứ cố gắng đi giật lùi là sao nhỉ? Hay đây là chiến lược hướng về cội nguồn??"

'Thanh tra xử lý'

image
Khoản 4 của Điều 23 trong Nghị định 72 nói các tổ chức, doanh nghiệp cần phải có "Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp".
Tùy từng tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan cấp phép sẽ là Cục quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử hay Sở Thông tin và Truyền thông.
Theo Nghị định này các cá nhân không được phép tổng hợp thông tin trên mạng internet ở bất cứ hình thức nào dù là lập trang web riêng hay mở trang trên mạng xã hội như Facebook.

Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, nói với VnExpress: "Trang thông tin cá nhân không được trích dẫn thông tin tổng hợp, tức là không được trích dẫn thông tin từ các cơ quan báo chí hay các trang web của cơ quan nhà nước".
VnExpress cũng dẫn lời Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng nói:
"Trong thực tế có thể vẫn còn nhiều trang Facebook đang tổng hợp thông tin, các cơ quan quản lý sẽ tăng cường thanh tra xử lý.
"Tổng hợp còn liên quan đến vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ, không phải lấy chỗ nọ sang chỗ kia, đưa lên thành của mình được.
"Trích dẫn phải xin phép và được đồng ý. Ngay cả việc đưa thông tin cá nhân cũng phải tuân thủ quy định pháp luật."

Thiếu 'cơ chế xử lý'

image
Vẫn theo VnExpress, Nghị định 72 cũng có tham vọng điều tiết cả các cá nhân, cơ quan hay tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ hay thông tin qua internet tới Việt Nam.
"Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài khi cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có người sử dụng tại Việt Nam hoặc có truy cập từ Việt Nam cần tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan của Việt Nam," VnExpress dẫn khoản 1 Điều 22.
Mặc dù vậy trang tin này cũng dẫn lời giới chức nói hiện giờ vẫn chưa có cơ chế để xử lý vi phạm các điều khoản của Nghị định 72.

image

Trang tin dẫn lời Thứ trưởng Lê Nam Thắng nói Ban soạn thảo của Bộ Thông tin và Truyền thông đang trong quá trình xây dựng Nghị định về xử phạt các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và lĩnh vực báo chí, xuất bản để trình Chính phủ trong thời gian tới.

BBC: Google bác bỏ 'yêu cầu kiểm duyệt từ VN'

BấmBáo cáo Minh bạch mới được đưa ra hôm 25/4 của Google nói chính phủ Việt Nam đã từng yêu cầu gỡ bỏ từ khóa liên quan đến tài liệu diễn tả 'không tốt' về các cựu lãnh đạo nước này.
Yêu cầu này được Google ghi rõ là đưa ra trong khoảng thời gian từ tháng 7 tới 12 năm 2010."Chúng tôi đã nhận được yêu cầu của chính phủ Việt Nam đề nghị gỡ bỏ các kết quả tìm kiếm một từ cụ thể mà khi gõ vào có thể mở ra nhiều tài liệu bị cáo buộc là đã miêu tả không tốt các cựu lãnh đạo của Việt Nam," trích phần
"Chúng tôi đã bác bỏ đề nghị này." Google cho biết.

Tăng cường kiểm soát

Cũng theo báo cáo của Google, chính phủ các nước đang có xu hướng tăng cường kiểm soát những gì được tung lên mạng.
Không chỉ có Việt Nam mà một số chính phủ các nước khác cũng đã từng gửi yêu cầu gỡ bỏ tài liệu tới Google.
"Từ tháng Bảy tới tháng 12 năm 2012, chúng tôi đã nhận được tổng cộng 2.285 yêu cầu gỡ bỏ 24.179 nội dung, cao hơn 1811 yêu cầu so với mức 18.070 của nửa đầu năm 2012," Susan Infantino, giám đốc mảngpháp lý của Google nói trên trang blog chính thức của công ty.
Lượng yêu cầu gỡ bỏ nội dung trên mạng từ Brazil đã tăng đáng kể, theo Google, từ 191 lên đến 697, tức khoảng 3,5 yêu cầu một ngày."Chúng tôi đã nhận được yêu cầu của chính phủ Việt Nam đề nghị gỡ bỏ các kết quả tìm kiếm một từ cụ thể mà khi gõ vào có thể mở ra nhiều tài liệu bị cáo buộc là đã miêu tả không tốt các cựu lãnh đạo của Việt Nam," trích phần
"Chúng tôi đã bác bỏ đề nghị này." Google cho biết.

Tăng cường kiểm soát

Cũng theo báo cáo của Google, chính phủ các nước đang có xu hướng tăng cường kiểm soát những gì được tung lên mạng.
Không chỉ có Việt Nam mà một số chính phủ các nước khác cũng đã từng gửi yêu cầu gỡ bỏ tài liệu tới Google.
"Từ tháng Bảy tới tháng 12 năm 2012, chúng tôi đã nhận được tổng cộng 2.285 yêu cầu gỡ bỏ 24.179 nội dung, cao hơn 1811 yêu cầu so với mức 18.070 của nửa đầu năm 2012," Susan Infantino, giám đốc mảngpháp lý của Google nói trên trang blog chính thức của công ty.
Lượng yêu cầu gỡ bỏ nội dung trên mạng từ Brazil đã tăng đáng kể, theo Google, từ 191 lên đến 697, tức khoảng 3,5 yêu cầu một ngày.

BBC: RSF: Việt Nam 'vẫn thù địch với Internet'



Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) lại xếp Việt Nam vào nhóm các quốc gia là "kẻ thù" của Internet từ góc độ tự do ngôn luận trên mạng trong danh sách mới công bố.
Việt Nam lần này đứng thứ hai, sau Trung Quốc, trong nhóm 12 nước 'thù địch' nhất với tự do Internet, bên cạnh Miến Điện, Cuba, Iran, Bắc Triều Tiên, Saudi Arabia, Syria, Turkmenistan, Uzbekistan và hai nước mới được đưa vào là Bahrain và Belarus.


Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) lại xếp Việt Nam vào nhóm các quốc gia là "kẻ thù" của Internet từ góc độ tự do ngôn luận trên mạng trong danh sách mới công bố.
Việt Nam lần này đứng thứ hai, sau Trung Quốc, trong nhóm 12 nước 'thù địch' nhất với tự do Internet, bên cạnh Miến Điện, Cuba, Iran, Bắc Triều Tiên, Saudi Arabia, Syria, Turkmenistan, Uzbekistan và hai nước mới được đưa vào là Bahrain và Belarus."Đây là điều mà các bloggers đã làm được, trong khi là một chủ đề rất khó đề cập bởi các nhà báo thuộc báo chí nhà nước. Các công dân mạng cũng đưa tin, bài đề cập nhiều về nạn bạo lực do cảnh sát gây ra..."
"Để đáp lại, nhà cầm quyền nỗ lực và tiếp tục tìm cách bịt lại nhiều trang blog, chặn nhiều trang web. Và đặc biệt là theo dõi nhiều nhà hoạt động trên mạng, các nhà bất đồng chính kiến.
"Chẳng hạn, người ta đã thấy đã và đang xảy ra nhiều vụ bắt giữ các bloggers theo đạo Thiên chúa, điển hình là trường hợp của Paulus Lê Văn Sơn, bị bắt từ tháng Tám năm 2011. Hay trường hợp của Linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị bắt trở lại nhà tù mặc dù tuổi tác và đang có tình trạng sức khỏe đáng lo ngại.
"Hiện nay, chúng tôi hết sức lo lắng cho trường hợp của blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải. Trong suốt hai tháng qua xuất hiện ngày càng nhiều các tin đồn đáng quan ngại về tình hình giam giữ, sức khỏe hiện nay và tính mạng của ông.
"Chúng tôi thấy rằng nhà cầm quyền Việt Nam cần phải giải thích rõ ràng cho gia đình của ông và công luận một cách tường minh, rõ ràng về việc vì sao ông tiếp tục bị giam giữ, tình hình giam giữ hiện nay của ông, cũng như hiện trạng sức khỏe của ông ra sao."

Blogger điếu cày (giữa)
Hiện chưa rõ tình hình về blogger Điếu Cày ra sao trong tù giữa lúc có tin đồn ông 'có thể đã chết.'

Ngoài ra, bà Lucie Morrillon cho hay Việt Nam đang củng cố các nỗ lực kiểm soát, sàng lọc mạng mà trọng tâm là thắt chặt các tường lửa đối với truy cập mạng Internet trong nước và có khuynh hướng ngày càng rõ ràng của việc gia tăng "đàn áp, áp chế" các công dân mạng.
Đây là điều mà RSF, theo bà Morrillon, cho là bằng chứng của "vi phạm nhân quyền" và "các quyền tự do cơ bản của công dân" đã được luật pháp quốc tế, mà Việt Nam là một trong các bên ký kết đã thừa nhận.
Việt Nam được cho là quốc gia châu Á có tốc độ phát triển Internet thuộc hàng cao nhất, với con số người dùng nay vượt ngưỡng 30 triệu.
Theo một điều tra tổng kết gần đây của Yahoo! Kantar Media thì trong năm 2011, tỷ lệ sử dụng Internet hàng ngày thậm chí đã vượt tỷ lệ nghe đài và đọc báo in và đa số người dân, nhất là giới trẻ dùng Internet để thu thập thông tin, giải trí và giao lưu bạn bè.
Bộ Thông tin Truyền thông ở Việt Nam ban hành nhiều văn bản về thông tin điện tử, nhằm chỉ đạo công tác quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Chính phủ Việt Nam luôn bác bỏ các cáo buộc rằng nhà chức trách "kiểm soát người dùng Internet" hay báo chí.
Gần đây nhất, trong vụ BấmTiên Lãng, ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó ban Tuyên giáo trung ương Đảng đã khẳng định với BBC rằng "không có chủ trương" kiểm duyệt báo chí khi đưa tin về vụ tranh chấp đất này.

Mỹ ‘rất quan tâm’ tới tuyên bố của các blogger Việt Nam

image
Bốn blogger Việt Nam, trong đó có anh Lã Việt Dũng, trao cho các nhà ngoại giao Mỹ tại Hà Nội ‘Tuyên bố 258’.
Một blogger từ Hà Nội cho biết đại diện ngoại giao Hoa Kỳ rất quan tâm tới một văn bản được nhiều người viết blog ở Việt Nam ủng hộ.

image
‘Tuyên bố của mạng lưới blogger Việt Nam’ hay còn được gọi là ‘Tuyên bố 258’ cho rằng Việt Nam phải sửa đổi pháp luật để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Tuyên bố có đoạn: “Việt Nam phải chứng minh các cam kết của mình nhằm hợp tác với Hội đồng Nhân quyền và duy trì những chuẩn mực cao nhất trong việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền”.

Tại cuộc gặp diễn ra tuần trước, 4 blogger Việt Nam, trong đó có anh Lã Việt Dũng, đã trao cho các nhà ngoại giao Mỹ ‘Tuyên bố 258’ trong bối cảnh Việt Nam vận động ứng cử làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016.

image
Anh Dũng cho biết cuộc gặp này không phải diễn ra đường đột mà đã được sắp xếp từ trước:

“Đầu tiên, khi mà chúng tôi đến, họ cũng nói luôn là các anh có thể chụp ảnh và sử dụng những bức ảnh chụp chung với nhau để có thể đưa ra ngoài. Đối với họ thì họ cũng có một số lo ngại về sự an toàn của chúng tôi, nhưng mà chúng tôi cũng nói với họ rằng thực ra là chúng tôi không sợ bởi vì chúng tôi tin rằng quyền con người là quyền mà ở bất cứ quốc gia nào cũng phải tôn trọng. Đặc biệt, Việt Nam đã ký vào hiến chương nhân quyền của Liên Hiệp Quốc thì điều đó là chuyện rất là bình thường. Tuy có những sự cản trở, có những sự nghi ngại nhất định, nhưng mà chúng tôi chấp nhận việc đó”.

image
Bản tuyên bố vừa kể được coi là hành động tập thể đầu tiên của giới blogger ở Việt Nam trước việc nước này nhắm tới ghế tại Hội đồng Nhân quyền.

Tuyên bố còn kêu gọi Việt Nam xem xét lại Điều 258 của Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi năm 2009, về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.


image
Trong hai tháng qua, Việt Nam đã sử dụng điều 258 để bắt các blogger như Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy trong khi giới bảo vệ nhân quyền nói rằng các blogger đó chỉ bày tỏ ý kiến ôn hòa trên trang blog của mình.

Theo anh Dũng, phía Mỹ cho biết họ còn rất quan tâm tới các vụ án như vụ Điếu Cày và Lê Quốc Quân.

Blogger này cho rằng nếu Việt Nam muốn vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, thì Việt Nam trước hết phải làm gương bằng chính những vấn đề ở trong nước.
image
“Khi mà họ xử lý, họ bắt bớ các blogger thì họ không bao giờ quan tâm tới việc là xâm phạm tới lợi ích gì, ảnh hưởng gì, tác động gì tới lợi ích của nhà nước, mà họ chỉ quy vào việc lợi dụng quyền tự do dân chủ. Có nghĩa là nếu anh có Facebook hay blog thì có thể bị khép tội rồi”.
Hồi đầu năm nay, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định việc Việt Nam quyết định ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016 là để ‘đóng góp nhiều hơn nữa vào các nỗ lực chung của LHQ và cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người’.
Anh Dũng cho biết các blogger Việt Nam sẽ ráo riết vận động bằng nhiều cách.

Ngoài đại diện ngoại giao Hoa Kỳ, ‘Tuyên bố 258’ còn được gửi tới các đại sứ quán nhiều nước ở Việt Nam cũng như nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới.

image
Blogger Lã Việt Dũng nói anh tin là hành động của các blogger Việt Nam sẽ có tác động.
“Chúng tôi cho rằng bất cứ nỗ lực nào của chúng tôi thì cũng sẽ có những kết quả nhất định, mặc dù là có thể nhỏ bé nhưng mà nếu chúng ta không làm những việc dù là nhỏ nhất thì chúng ta cũng sẽ không đi được đến đâu cả. Tôi cho rằng nếu Việt Nam muốn vào hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc thì rõ ràng Việt Nam cần phải thay đổi một số tình trạng về nhân quyền như hiện tại, đặc biệt là điều 258 Bộ Luật Hình sự về điều lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức và công dân”.

image 
Việc trao Tuyên bố 258 diễn ra trong bối cảnh Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang công du tới Mỹ nhằm thiết lập quan hệ toàn diện với Hoa Kỳ.

Trong chuyến đi này, ông Sang thừa nhận rằng rằng Hà Nội và Washingtonvẫn còn những khác biệt về vấn đề nhân quyền.


image
Một thỉnh nguyện thư trên trang change.org, trong đó kêu gọi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon ngăn không cho Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền của tổ chức lớn nhất thế giới, đã được hơn 2,000 người ủng hộ.

0 comments :

Post a Comment