"Sinh viên Việt Nam nghèo nhưng lại không chăm chỉ và tiết kiệm"
“Giáo dục phổ thông 12 năm chỉ trang bị kiến thức mà không trang bị đức tính con người như chăm chỉ và tiết kiệm thì giáo dục chưa để được giấu ấn nào”.
GS Hoàng Xuân Sính – Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Thăng Long chỉ ra sự chưa phù hợp trong phương pháp đào tạo học sinh ở bậc phổ thông hiện nay. Ý kiến của GS Hoàng Xuân Sính tại Hội nghị tìm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục vừa được tổ chức hôm qua được đánh giá cao.
Học sinh sợ...khổ
Khi nói về học sinh, sinh viên Việt Nam GS Hoàng Xuân Sính chia sẻ, nhiều học sinh Việt Nam nghèo nhưng ngược lại lại không chăm chỉ và tiết kiệm, ở phổ thông đã thế và vào đại học vẫn mang theo thói quen này. GS Sính lấy dẫn chứng thực tế, trường khổ sở muốn tăng lượng tiếng Anh cho sinh viên, mặc dù không thu thêm tiền nhưng sinh viên vẫn sợ.
Hơn nữa, nhiều sinh viên do không chịu được khó khăn còn đòi bớt giờ chuyên môn. Nhà trường tổ chức dạy thêm miễn phí nhưng sinh viên vẫn không muốn, mà muốn sinh viên kèm để bạn làm hộ bài.
“Muốn giỏi phải chăm, không còn cách nào khác. Tính không tiết kiệm của học sinh, sinh viên Việt Nam cần phải thay đổi. Muốn vậy, phải tăng cường trang bị tính tiết kiệm, chăm chỉ, chính sách giáo dục cần phải phù hợp hơn” GS Hoàng Xuân Sính cho hay.
GS Sính tiếp tục dẫn chứng khi nói rằng học sinh ở lớp 12 trước khi thi tốt nghiệp và thi đại học ở Hà Nội có tới 99% là đi học thêm, số tiền học thêm này không hề nhỏ, có thể từ 500.000đ (đối với gia đình khó khăn) đến 5 triệu, 10 triệu đồng/tháng. Số tiền này nếu được chi cho giáo dục đại học bằng cách tăng học phí thì sẽ có lợi hơn nhiều.
Hậu quả của học thêm là học sinh trở thành con người thụ động, không biết làm gì ngoài việc ngồi ghế nhà trường, nghe và học thuộc lòng, tối về nhà lăn ra ngủ vì quá mệt.
“Có thể nói 12 năm từ tiểu học tới THPT, giáo dục của mình chỉ làm được việc trang bị kiến thức cho học sinh. Còn những đức tính con người thì chưa làm được gì. Đó là một lãng phí lớn” GS Sính nêu quan điểm.
Cũng theo GS Hoàng Xuân Sính, ngành giáo dục đang đang mong mỏi đổi mới giáo dục sẽ mang lại an bình cho người làm giáo dục, muốn vậy cần có sự tập trung của toàn thể xã hội vào vấn đề này.
Một phần chương trình phổ thông hiện nay lãng phí
PGS Văn Như Cương chỉ ra một số bất cập trong việc phân ban và chương trinh học tại bậc THPT hiện nay ở ta là bất hợp lý. Theo đó, ở phổ thông chúng ta hầu như chỉ nghĩ học phân loại theo khối A, B, C, D để thi vào đại học có khối thi tương ứng, chứ không phân được phải đi theo hướng đào tạo nghề hay học tiếp.
Cho rằng đây là sự lệch lạc lớn vì theo ông phải thấy không phải ai cũng có điều kiện, khả năng học đại học, do đó chương trình THPT phỉ phù hợp với mọi hoàn cảnh để “cử” mọi người có thể làm ngay, hoặc qua ngắn hạn, hoặc học trung cấp và có khả năng nâng cao. Với những đối tượng này thì chương trình THPT hiện nay là không cần thiết và lãng phí.
“Học sinh không được học ứng xử, phẩm chất cần rèn luyện đều không được dạy dỗ theo hệ thống, bài bản. Cần thay đổi theo hướng giảm tải kiến thức, tăng kỹ năng sống cho học sinh” PGS Văn Như Cương nêu đề nghị.
Mặc dù chưa nói rõ quan điểm có nên bỏ hay không kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhưng PGS Văn Như Cương kiến nghị, cách thi cử, đánh giá, kiểm định chất lượng cần phải thay đổi. Kỳ thi tốt nghiệp THPT nên tổ chức nhẹ nhàng và giao về các sở. Không cần tổ chức một cuộc thi căng thẳng, nặng nề như hiện nay. Kỳ thi tuyển sinh nên giao cho các trường ĐH, CĐ.
“Thi cử lạc hậu là điều học sinh, phụ huynh khổ sở khi không đánh giá được thực chất nên tồn tại học lệch, học tủ, học thêm. Không thể chấp nhận học ròng rã 12 năm trời lại được đánh giá bằng bài thi 3 tiếng, nên giảm tải kỳ thi. Thi ĐH do các trường quyết định thi hoặc xét nhiều lần trong năm” PGS Văn Như Cương đề nghị.
Trước đó, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét để bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, vì thực tế kỳ thi này dần dần không đánh giá đúng được năng lực, trình độ của người học.
Sự nghiệp đổi mới đất nước sẽ kéo theo sự hưng thịnh của nền giáo dục. Ông Vũ Trọng Kim, Ủy viên TW Đảng, Tổng Thư ký MTTQVN cho biết, giáo dục gắn liền với hưng thịnh đất nước, đến năm 2020 chúng ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì giáo dục phải chuyển từ dựa vào tài nguyên thiên nhiên sang kinh tế tri thức.
GS Hoàng Xuân Sính – Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Thăng Long chỉ ra sự chưa phù hợp trong phương pháp đào tạo học sinh ở bậc phổ thông hiện nay. Ý kiến của GS Hoàng Xuân Sính tại Hội nghị tìm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục vừa được tổ chức hôm qua được đánh giá cao.
Học sinh sợ...khổ
Khi nói về học sinh, sinh viên Việt Nam GS Hoàng Xuân Sính chia sẻ, nhiều học sinh Việt Nam nghèo nhưng ngược lại lại không chăm chỉ và tiết kiệm, ở phổ thông đã thế và vào đại học vẫn mang theo thói quen này. GS Sính lấy dẫn chứng thực tế, trường khổ sở muốn tăng lượng tiếng Anh cho sinh viên, mặc dù không thu thêm tiền nhưng sinh viên vẫn sợ.
GS Hoàng Xuân Sính |
Hơn nữa, nhiều sinh viên do không chịu được khó khăn còn đòi bớt giờ chuyên môn. Nhà trường tổ chức dạy thêm miễn phí nhưng sinh viên vẫn không muốn, mà muốn sinh viên kèm để bạn làm hộ bài.
“Muốn giỏi phải chăm, không còn cách nào khác. Tính không tiết kiệm của học sinh, sinh viên Việt Nam cần phải thay đổi. Muốn vậy, phải tăng cường trang bị tính tiết kiệm, chăm chỉ, chính sách giáo dục cần phải phù hợp hơn” GS Hoàng Xuân Sính cho hay.
GS Sính tiếp tục dẫn chứng khi nói rằng học sinh ở lớp 12 trước khi thi tốt nghiệp và thi đại học ở Hà Nội có tới 99% là đi học thêm, số tiền học thêm này không hề nhỏ, có thể từ 500.000đ (đối với gia đình khó khăn) đến 5 triệu, 10 triệu đồng/tháng. Số tiền này nếu được chi cho giáo dục đại học bằng cách tăng học phí thì sẽ có lợi hơn nhiều.
Hậu quả của học thêm là học sinh trở thành con người thụ động, không biết làm gì ngoài việc ngồi ghế nhà trường, nghe và học thuộc lòng, tối về nhà lăn ra ngủ vì quá mệt.
“Có thể nói 12 năm từ tiểu học tới THPT, giáo dục của mình chỉ làm được việc trang bị kiến thức cho học sinh. Còn những đức tính con người thì chưa làm được gì. Đó là một lãng phí lớn” GS Sính nêu quan điểm.
Cũng theo GS Hoàng Xuân Sính, ngành giáo dục đang đang mong mỏi đổi mới giáo dục sẽ mang lại an bình cho người làm giáo dục, muốn vậy cần có sự tập trung của toàn thể xã hội vào vấn đề này.
Một phần chương trình phổ thông hiện nay lãng phí
PGS Văn Như Cương chỉ ra một số bất cập trong việc phân ban và chương trinh học tại bậc THPT hiện nay ở ta là bất hợp lý. Theo đó, ở phổ thông chúng ta hầu như chỉ nghĩ học phân loại theo khối A, B, C, D để thi vào đại học có khối thi tương ứng, chứ không phân được phải đi theo hướng đào tạo nghề hay học tiếp.
Cho rằng đây là sự lệch lạc lớn vì theo ông phải thấy không phải ai cũng có điều kiện, khả năng học đại học, do đó chương trình THPT phỉ phù hợp với mọi hoàn cảnh để “cử” mọi người có thể làm ngay, hoặc qua ngắn hạn, hoặc học trung cấp và có khả năng nâng cao. Với những đối tượng này thì chương trình THPT hiện nay là không cần thiết và lãng phí.
Học sinh bây giờ sung sướng quá mức và thói tiết kiệm đối với các em là điều xa xỉ. Ảnh minh họa. |
“Học sinh không được học ứng xử, phẩm chất cần rèn luyện đều không được dạy dỗ theo hệ thống, bài bản. Cần thay đổi theo hướng giảm tải kiến thức, tăng kỹ năng sống cho học sinh” PGS Văn Như Cương nêu đề nghị.
Mặc dù chưa nói rõ quan điểm có nên bỏ hay không kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhưng PGS Văn Như Cương kiến nghị, cách thi cử, đánh giá, kiểm định chất lượng cần phải thay đổi. Kỳ thi tốt nghiệp THPT nên tổ chức nhẹ nhàng và giao về các sở. Không cần tổ chức một cuộc thi căng thẳng, nặng nề như hiện nay. Kỳ thi tuyển sinh nên giao cho các trường ĐH, CĐ.
“Thi cử lạc hậu là điều học sinh, phụ huynh khổ sở khi không đánh giá được thực chất nên tồn tại học lệch, học tủ, học thêm. Không thể chấp nhận học ròng rã 12 năm trời lại được đánh giá bằng bài thi 3 tiếng, nên giảm tải kỳ thi. Thi ĐH do các trường quyết định thi hoặc xét nhiều lần trong năm” PGS Văn Như Cương đề nghị.
Trước đó, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét để bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, vì thực tế kỳ thi này dần dần không đánh giá đúng được năng lực, trình độ của người học.
Sự nghiệp đổi mới đất nước sẽ kéo theo sự hưng thịnh của nền giáo dục. Ông Vũ Trọng Kim, Ủy viên TW Đảng, Tổng Thư ký MTTQVN cho biết, giáo dục gắn liền với hưng thịnh đất nước, đến năm 2020 chúng ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì giáo dục phải chuyển từ dựa vào tài nguyên thiên nhiên sang kinh tế tri thức.
Ful.vn Theo Giáo Dục
0 comments :
Post a Comment