--------> Sưu Tầm và Chia Sẻ Mọi Thứ

--------> Sưu Tầm và Chia Sẻ Mọi Thứ

Bài viết hay (472)

Thằng dân

image
Trong chuyện phiếm này, tôi gọi ” thời chú Sam” để chỉ miền Nam trước tháng 4 năm 1975 và ” thời bác Hồ ” để chỉ miền Nam dài dài sau đó. Cho thấy miền Namtrước có chú, rồi sau có bác thay thế nhau chăm sóc tận tình. Thật là…đại phước !
Ở xứ nào không biết, chớ ở Việt Nam xưa nay người dân vẫn được coi như không có… kí lô nào hết, mặc dù họ đông như kiến !
Hồi thời Pháp thuộc ( Phải lấy thời này để làm cái mốc cho thời chú Sam và thời bác Hồ. Bởi vì không có Pháp thuộc thì làm gì có bác Hồ, làm gì có chú Sam ? ), có ” ông Tây bà Đầm” ăn trên ngồi trốc. Người dân sanh ra vốn… thấp cổ bé miệng, không ngóc đầu lên được. Văn chương hồi đó hay viết ” dân ngu khu đen ” nghe thật miệt thị nhưng lại diễn tả rất rõ nét vị-trí… sát đất của người dân ( chỉ có ngồi lê dưới đất nên khu mới đen như vậy !) và xác nhận với chính sách ngu dân thời ấy, người dân ngu là cái chắc.

image
Câu ” dân ngu khu đen ” cũng từ từ biến thể cho hợp thời trang ngôn ngữ, và trở thành ” dân đen ” cộc lốc. Không… sáng sủa hơn bao nhiêu, nhưng bớt được tiếng ” ngu ” cũng đã là một… tiến bộ. Không phải nhờ vậy mà người dân khôn ra, lẽ dĩ nhiên. Nhưng hai tiếng ” dân đen ” nói lên rõ rệt sự khác biệt giữa dân bản xứ da vàng và nhà cầm quyền hồi đó, toàn là dân da trắng !
Người dân hồi đó được thực dân gọi một cách miệt thị : cu-li, nhà quê. Dù anh có ăn học, dù anh có nghề nghiệp, người da trắng vẫn coi anh là cu-li là nhà quê tuốt.

image
Nhớ lại một hôm, anh tôi và tôi đạp xe đi dạo bến tàu Sạc-ne (sau này gọi là bến Chương Dương và sau này nữa tên là… Tôn Đức Thắng ! ). Thấy hai tên lính lê-dương (légionnaire) Pháp, to như cái tủ đứng, ngồi chồng lên nhau trên một chiếc xích-lô đạp, làm chổng bánh sau lên. Anh phu xích-lô, ốm tong ốm teo, không biết làm sao để giải thích rằng ảnh không thể nào chở được hai người, vì ảnh nhẹ quá. Ảnh bèn cầu cứu chúng tôi. Có lẽ ảnh thấy chúng tôi có vẻ học sinh sinh viên chắc biết ít nhiều tiếng Pháp nên nhờ thông-ngôn. Anh tôi ” ra tay nghĩa hiệp ” can thiệp. Một tên lê-dương túm ngực anh tôi, sừng sộ bằng tiếng Pháp : ” Đi chỗ khác ! Đồ cu li khốn nạn !”. Dĩ nhiên chúng tôi không đợi nói thêm một tiếng, vội vã phóng lên xe, đạp đi. Một đỗi xa nhìn lại thấy một thằng lê-dương đạp xích-lô chở một thằng lê-dương, chạy vù vù, cười hắc hắc ! Còn anh phu xích-lô thì hổn hển chạy bộ phía sau, chẳng nói chẳng rằng… Những hình ảnh đó bây giờ nhớ lại, đã sáu chục năm qua mà sao lòng vẫn còn nghe căm phẫn !

image
Sau hiệp định Genève, Pháp… phú-lơ-căng ( Âm tiếng Pháp ” Foutre le camp ” = dông mất – rất thông dụng thời đó ) Việt Nam bị chia làm đôi, lấy sông Bến Hải làm ranh giới. Người dân miền Bắc sống với cái-gọi-là tự do của miền Bắc. Người dân miền Nam cũng có cái tự do riêng của miền Nam. Cũng là ” tự do ” cả nhưng trong hình thức có rất nhiều dị-biệt. Bắc Nam bỗng trở thành hai xứ như là lạ hoắc ! Tuy nhiên, dù đất nước bị chia hai, cái ” khối ” người dân không có gì thay đổi, nghĩa là vẫn còn nguyên là những con cờ…
Rồi miền Nam có ông vua Bảo Đại – chuyên sống ở Pháp – vì thương dân nên gởi ông Diệm về Việt Nam tham chánh. ( Ông vua này thì người dân biết từ lâu. Ít ra cũng biết… tên ! ). Rồi có ông Diệm, vì thương dân nên… lật ông Bảo Đại rồi lên làm tổng thống. ( Ông này thì người dân chỉ mới biết khi ổng trèo lên ghế tổng thống. Cứ nghe ra rả hằng ngày ” Toàn dân nhớ ơn Ngô tổng thống “, không biết rồi cũng phải biết ! ) Rồi có chú Sam, vì thương dân Việt Nam, ra tay giúp đỡ ông Diệm hết mình.
image
Người dân bắt đầu biết đến chú Sam với lá cờ nhiều sao và hình vẽ hai bàn tay nắm lấy nhau được dán lên nhiều món hàng ngoại quốc nhập cảng. Nhìn cái nhãn, người ta hiểu đơn giản là bàn tay chú Sam nắm bàn tay người bạn mà chú giúp đỡ. Chẳng nghe ai thắc mắc : ” Chú Sam muốn nói chú giúp mình hay chú muốn nói tao bắt mày phải đi theo tao ? ” Người dân miền Nam vốn… thiệt thà !
Bây giờ, người dân hết là dân đen. Không phải được… đổi màu như người dân miền Bắc, mà là được tẩy sạch trong từ ngữ miền Nam. Tuy nhiên tùy hoàn cảnh, tùy trường hợp, tùy tâm trạng mà người ta cũng có gọi người dân bằng ” thằng dân “, nghe hơi nặng một chút. Nhưng riết rồi ” người dân ” hay ” thằng dân ” đều nghe cũng… xêm xêm ( Âm tiếng Mỹ ” Same same ” = như nhau ). Bởi vì, nặng nhẹ gì thì người dân cũng đã quen được coi như không có kí lô nào hết xưa nay !
Lâu lâu người dân cũng nghe các chánh trị gia gọi mình là ” khối quảng đại quần chúng ” nghe thật… rổn-rảng khó hiểu nhưng lại khoái lỗ tai, hoặc gọi là ” toàn thể nhân dân ” rất nho-nhã nhẹ nhàn, và lắm khi gọi ” đồng bào thân mến ” nghe thật là… âu yếm !
Thật tình, người dân vào thời này bắt đầu thấy rằng mình coi vậy mà cũng ” có giá “. Hết còn nghe gọi người ” dân ” cộc lốc, mà lại được ghép vào với tiếng ” công ” oai vệ để trở thành ” công dân “. Không có gì, nhưng mang thêm chữ ” công ” vẫn thấy quan trọng như ” công chức “, ” công sở “, ” công khố “, ” công an ” …những thứ ” công ” làm toát ra sự ” chẳng có thằng nào dám đụng tới “. 
Sướng chớ ! Mà thật vậy, có ai dám gọi ” thằng công dân ” đâu ? Thường thì gọi ” người công dân ” hay ít lắm cũng gọi “anh công dân “. ( Chưa nghe ai gọi ” ông công dân”. Có lẽ tại vì gọi như vậy, người ta sẽ nghĩ là có ” ẩn ý nhạo báng ” ! )
image
Từ ngày mang ” chức ” công dân, người dân được nhà nước chiếu cố…” đậm “. Ngày nào cũng kêu gọi ” Này công dân ơi ! Quốc gia đến ngày giải phóng…”. Rồi gần đến ngày bầu cử tổng thống, dân biểu v.v… luôn luôn được nhắc nhở ” đi làm bổn phận công dân “.
Nhân nói đến vụ bầu cử, phải thấy lúc đó người dân được… trọng vọng đến mức nào. Các ứng cử viên hay các liên danh ứng cử, trong thời gian vận động bầu cử, đều hết lời ” o bế ” người dân. Hằng ngày, trên truyền thanh truyền hình, trên báo chí bích chương… họ cúi xuống nâng người dân lên như nâng trứng mỏng, nói ngon nói ngọt để người dân bầu cho họ. Còn khuyên ” nên chọn mặt gởi vàng “, làm cho người dân thấy tự nhiên mình… giàu ngang xương ! Cái lá phiếu trong tay người dân – bằng giấy – coi vậy… mà nặng kí !

Sau bầu cử, người dân được trả về cương vị bình thường của người dân, cộng thêm những người bị thất cử. Những người này, không cần hỏi ý kiến ai, cứ ” đánh trống thổi kèn” tuyên bố rân lên rằng “Chúng tôi đứng về phe người dân để đối lập với chánh quyền!” Làm như hễ là dân là phải đối lập với chánh quyền vậy ! Cũng chẳng thấy có người dân nào đứng lên phản đối. Đã nói: người dân miền Namvốn… thiệt thà !

Bỗng một hôm, ” người ta ” đảo chánh ông Diệm. Người dân ngơ ngác bởi vì, trái với những lần bầu bán, lần này người dân không được ai ” hỏi thăm ” hết, thậm chí chẳng nghe ai tuyên bố theo… truyền thống rằng ” đảo chánh vì dân ” ! Thì ra,” người ta ” toàn là tướng tá, binh chủng này binh chủng nọ. Họ không phải…dân !

image
” Họ ” đảo rồi, lại đảo nữa. Cuối cùng cũng lật được ông Diệm. Lần này, người dân thấy có vẻ an toàn nên cũng xuống đường hoan hô. Thật ra, trong thời đệ nhứt cộng hoà, người dân đâu có bị chèn ép đè đầu cỡi cổ bốc lột tơi bời như thời Pháp thuộc. Người dân chỉ ” ngứa con mắt ” ở cái lối trịch thượng ăn trên ngồi trốc quá lố lăng của gia đình ông Diệm, cộng thêm hành động kỳ thị tôn giáo quá lộ liễu. Vì vậy, khi ông Diệm và gia đình bị lật xuống, người dân thấy như được… nhổ cái gai trong con mắt, cho nên họ cũng vỗ tay hoan hỉ !
Tiếp theo là mấy ông tướng, ông tá đảo chánh nhau, đảo qua đảo lại. Người dân vẫn bị cho ra rìa, nên đứng ở bên ngoài xem như xem tuồng hài hước trên sân khấu. Vở tuồng đang diễn bỗng bị chú Sam núp ở đâu đó giựt giây hạ màn ! Người dân ngẫn ngơ, rồi cũng… xách đít ” đi chỗ khác chơi ” để ” người ta ” làm chánh trị.

Thật ra, vào thời điểm đó, miền Nam còn được cái may là có một người trong giới lãnh đạo ” biết ” nghĩ đến dân : đó là ông tướng tầu bay Nguyễn Cao Kỳ. Khi nắm chánh quyền, ông tuyên bố và cho kẻ khẩu hiệu đầy đường : ” Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ là chính phủ của dân nghèo “. Thật là ngạc nhiên đến… ngỡ ngàng ! Người dân nào đã lỡ giàu bỗng thấy mình thuộc vào loại… vô chánh phủ nên cứ phập phồng lo sợ, còn người dân nghèo thì lại bâng khuâng không dám hoan hô vì không biết mình có thuộc vào cái…” típ ” nghèo mà ông tướng đã tuyên bố ? Bởi vì có hạng nghèo xơ nghèo xác, có hạng nghèo rớt mồng tơi, có hạng nghèo mạc rệp, có hạng nghèo kiết .v.v… Thành ra, lời tuyên bố rất ” nổ ” của ông tướng giống như cục đá nhỏ rơi xuống mặc nước hồ, nghe cái chũm rồi… hết ! Tuy nhiên, lần đầu tiên người dân thấy mình được đứng chung với chánh quyền – dù chỉ là trên khẩu hiệu – cũng thấy có chút gì an ủi !
image
Rồi chú Sam ồ ạt đổ quân và đồ ” PX ” lên miền Nam mà chẳng thấy có ” trưng cầu dân ý “.
Người xưa nói ” ý dân là ý trời “. Người nay cầm quyền, đã không cần đến ý dân thì đâu có ông nào nói với chú Sam : ” Thưa chú, ông bà tôi nói như vầy…như vầy…”. Cho dù có ai nói cho chú Sam thì cũng chỉ làm cho chú cười văng… sơ-quynh-gum, bởi vì chú đâu có tin. Chú đã từng bay lên trời, bay lên cung trăng, bay lên bay xuống như ăn hamburger hằng bữa… chú đã gặp ông trời đâu mà tin ! Vả lại xưa nay chú Sam chỉ thấy ý của chú là ” năm bờ oan ” thì chú đâu cần hỏi ý kiến của ai khác. Vì vậy, chú cứ… nhắm mắt đưa quân vào miền Nam như đi… vào chỗ không người. Chẳng có một người dân nào đứng lên phản đối. ” Họ ” – người dân – nói : ” Mấy ổng ( ám chỉ nhà cầm quyền ) đã ô-kê Salem với chú Sam rồi, mình có la nô-gút nô-gút ( no good ! no good ! ) chỉ có… chó nó nghe !”

image
Trong ” thời chú Sam “, mặc dù đang đánh giặc với Bắc Việt, người dân vẫn đi lại thong thả, miễn là đừng…lội sông Bến Hải để ra ngoài Bắc. Năm khi mười hoạ mới bị hỏi căn cước. Trong trường hợp vào ra ở các ” lãnh địa ” của chú Sam thì lúc nào người dân cũng bị chú lính của chú Sam hỏi giấy bằng tiếng Việt bỏ sai dấu:” Cán cuốc!Cán cuốc !”. Chẳng thấy người dân nào …cười !
Ngoài ra thì đời sống của người dân rất tự do thoải mái. Tự do buôn bán. Đồ PX ( dân gọi là pi-éc – là các mặt hàng nhập vào Việt Nam bán riêng cho quân đội chú Sam, không có thuế nên giá rẻ – lính chú Sam mua ra bán lại cho dân ) tràn ngập các chợ trời. Còn hàng hoá sản xuất trong xứ cũng bán đầy các chợ các phố. Tự do ngôn luận, in sách, ra báo. Thật tình, ở đây có… lạm phát : báo đủ loại – báo ngày, báo tuần, báo tháng… khoảng chừng trên 30 tờ ! Người dân đọc… mờ con mắt luôn !
Cuộc sống tương đối dễ chịu, dễ…thở. Đùng một cái, Việt Cộng tổng tấn công ngay trong ngày tết Mậu Thân. Chúng tin tưởng rằng ” toàn dân miền Nam sẽ nổi dậy lật đổ chánh quyền !”. Té ra, người dân, vì sợ, nên chỉ lo bồng bế nhau chạy ! Lần đó, Việt Cộng thất bại nặng. Lần đó, người dân thật sự thấy tận mắt Việt Cộng là ai, để sau đó biến sợ hãi thành căm thù. Chỉ cần một ngòi nổ là nó bùng lên để ” quạt ” cho Việt Cộng một đòn ” chí tử “. Vậy mà không thấy chú Sam… nhúc nhích một ngón tay ! Chú không đánh trả, đã đành. Chú còn ngăn không cho quân đội quốc gia đánh trả. Chú đi một nước cờ mà không ai hiểu gì hết ! Và lần đó người dân nhìn chú Sam bằng một con mắt khác. Họ nói : ” Không biết cái thằng cha chú Sam này muốn cái gì ? Thiệt là ngược đời ! Kẻ thù thì mình biết rõ còn thằng bạn đồng minh nhai sơ-huynh-gum này thì mình…mù tịt !”.
image
Từ chỗ nhận định nói trên, người dân bắt đầu nghi ngờ cái ý nghĩa của hai bàn tay nắm lấy nhau dưới lá cờ nhiều sao làm nền cho loại nhãn dán trên các đồ viện trợ. Ai cũng nghĩ rằng cái nhãn đó có…hai mặt. Giống như chú Sam, chú cứ phải nhai sơ-huynh-gum liền tù tì để không ai ” bắt gân mặt ” mà đoán chú đang nghĩ gì, bởi vì chú muốn giấu ” cái mặt bên kia ” của chú, không phải giấu với địch mà giấu với thằng bạn đồng minh ! Thế mới đau !
Rồi vì không còn tin tưởng nữa, người dân lo… thủ. Ai cũng dự trữ đồ ăn ! Có tiền thì trữ nhiều, không tiền thì chạy nợ để trữ chút chút. Cho nó ” ăn chắc “, bởi vì thằng cha chú Sam này coi vậy mà không phải vậy !


image

Tình trạng nhập nhằng này kéo dài tới hiệp định gì gì đó ở Paris. Tiếp theo là lính chú Sam ” gô hôm ” từ từ, trước sự dửng dưng của người dân, bởi vì họ đã lật tẩy ” cái mặt bên kia ” của chú. Cái nhãn ” hai bàn tay nắm lấy nhau ” không bị mưa mà nó cũng tróc, giống như đồ thợ mã !
image
Rồi thì ” cơm không lành canh không ngọt ” giữa chú Sam và ông Thiệu ( tổng thống đệ nhị cộng hoà – xin nhắc lại cho những ai không… muốn nhớ ! ) Đùng một cái, ông Thiệu ra lịnh bỏ Pleiku/ Kontum rút hết quân về vùng Duyên Hải. Quân đội và dân chúng ngạc nhiên đến bàng hoàng, bởi vì đã bị Việt cộng tấn công đâu mà phải rút ? Còn phía Việt cộng thì… giật mình vội vã ” nâng cao cảnh giác “, nín thở bất động , bởi vì không biết ” thằng ngụy ác ôn này định dở trò gì đây ?”. Người ta đồn ( Hồi này, tin đồn đi nhanh hơn hỏa tiễn và người dân miền Nam chỉ sống bằng… tin đồn ! ) rằng ông Thiệu giận lẫy thằng bạn đồng minh ” xỏ lá ” nên chơi một cú cho nó xanh mặt ! Không biết chú Sam có xanh mặt hay không chớ thằng dân thì xanh mặt dài dài… Bởi vì không biết không hiểu gì hết. Cứ thấy quân đội tự nhiên rút chạy là cắm đầu chạy ! Mà có hỏi quân đội thì – than ôi ! – quân đội cũng bù trất ! Vậy là kinh hoàng, là hỗn loạn ! Vậy là cứ… nhắm mắt chạy. Càng chạy càng sợ ! Càng sợ càng chạy ! Người dân giống như những con cờ bị người chơi cờ hất trọn bàn cờ xuống đất, văng tung toé khắp nơi, rơi vào hốc vào kẹt, rơi vào lỗ cống đường mương… Ai biết ? Ai thèm biết ? Nghĩ mà thương cho người dân miềnNam ” sanh chẳng gặp thời “…

image

Từ miền Trung dài vô Sàigòn, chỗ nào cũng thấy chạy. Dân chạy trước. Phía sau dân là quân đội. Phía sau quân đội, xa thật xa, là Việt cộng. Họ đã mất thời gian ” điều nghiên tình hình ” để nhận thấy hiện tượng ” ngụy quân ” rút đi là có thật. Thế là ” ta ” xua quân chạy theo ” toé phở ” nhưng vẫn láo phét rằng ” quân ta đuổi chúng nó chạy…toé khói ” !
Tình trạng hỗn loạn này được tiếp nối bằng sự ồ ạt di tản ra… biển Đông. Cũng là chạy nhưng chạy ra khỏi xứ !
” Thời chú Sam ” được hạ màn vào cuối tháng tư năm 1975. Màn không được hạ từ từ theo đúng ” điệu nghệ sân khấu ” với giàn kèn đồng thổi bản ” ò e rô be đánh đu ” ! Màn bị hạ… cái rẹt như bị đứt giây, bởi vì anh hạ màn… bỏ mẹ nó xuống cho rồi để còn vắt giò lên cổ chạy cho kịp nhảy lên chiếc trực thăng di tản cuối cùng !

image
Chú Sam ” gô hom ” để lại miền Nam vô số sơ-huynh-gum đã… nhai rồi và một lô con lai, có trắng có đen… gọi là kỷ niệm !
Đây nói về người dân vào ” thời bác Hồ “…
” Thời bác Hồ ” được… kéo màn khai diễn bằng một hình ảnh lẽ ra phải hào hùng, nhưng mấy anh Bắc Việt đã dàn cảnh vụng về cho nên đã trở thành ra lố bịch. Số là…
Ngày 30 tháng tư năm 1975, cổng vào dinh Độc Lập đã được mở rộng để ” đón tiếp các anh em Giải Phóng “, sau lời tuyên bố đầu hàng của ông Dương văn Minh. Thay vì cứ đường hoàng oai vệ tiến thẳng vào dinh – vì là người thắng trận – mấy ông Bắc Việt đã dàng cảnh bằng cách đóng cổng lại để cho một xe tăng mang cờ Giải Phóng ủi sập rồi ngất ngưỡng… bò vào bên trong như một thằng say.


image
Báo chí, truyền hình chụp ảnh quay phim liền tù tì, cho thế giới thấy rằng ” chính quân đội và nhân dân ta đã tiến công ủi sập chính quyền miền Nam “. Trong màn diễn xuất đó, họ quên mất người dân nên chỉ thấy có lèo tèo mấy anh Giải Phóng ! Trong lúc đó, dân chúng – khá đông – đứng xa xa nhìn một cách bàng quan, không hiểu “tại sao không chạy thẳng cha nó vô cho rồi, chớ đóng cổng làm chi để rồi phải ủi sập mới vô được, thiệt… làm chuyện ruồi bu !”
Tiếp theo là lá cờ Giải Phóng Miền Nam lớn bằng tấm chiếu phe phẩy trên nóc dinh giống như người chạy việt dã vừa về tới đích. Và tiếp theo là hai câu đối thoại đáng ” đi vào lịch sử ” : Khi được ông Dương Văn Minh – vị tổng thống… phù du nhứt lịch sử – nói : “Mời các ông ngồi vào bàn để chúng tôi bàn giao “, một ông… nón cối Bắc Việt ” phang ” cho một câu ” Bàn giao cái gì ? Các anh thua trận, đầu hàng vô điều kiện mà còn cái gì để bàn giao ? “. Không biết những người miền Nam có mặt lúc đó – tổng thống, tổng bộ trưởng v.v…– có nghe ” đau như hoạn ” ?
image
Vậy là…giải phóng ! Người dân cũng có vỗ tay. Hết chạy loạn là… vui rồi. Hết giặc, con cái hết đi lính… là vui rồi. Một phóng viên miền Bắc phỏng vấn một bà già miềnNam : ” Thế… bà má có vui không nào ? “. Trả lời : ” Ờ… vui chớ ! Nhờ có mấy ông giải phóng về kịp nên mới yên ! Chớ không, tụi Việt Cộng nó pháo kích riết chắc chết quá !”. Ở một nơi khác, phỏng vấn một anh xích lô, anh ta trả lời : ” Vui chớ sao không vui ! Đạp xích lô lúc nào cũng bị tụi nó nghi là Việt Cộng”. Rồi anh chỉ vào mặt mình : ” Anh coi ! Mặt tui vầy mà là Việt cộng à ?”
image
Mà vui thật ! Ở Sàigòn đông lắm. Thiên hạ đi đầy đường. Xe hơi, xe gắn máy, xe đạp… nối đuôi nhau nhích nhích. Vậy mà chẳng thấy ai gây gổ với ai, cũng chẳng nghe ai nóng nảy tin một tiếng kèn ! Đó là lần đầu tiên người dân tự động ” xuống đường “, không phải để đấu tranh mà là để đi coi… bộ đội ! Cũng giống như đi coi chợ phiên sở thú. Vui lắm !
image
Gánh hát mới khai diễn chưa kịp đánh trống thổi kèn quảng cáo mời mọc mà đã được khán giả bốn phương kéo tới xem thật đông như vậy thì thật là…” thành công, thành công, đại thành công !” Người dân cũng thấy khoái bởi vì toàn là đào kép mới – cái gì lạ cũng hấp dẫn – và bởi vì được đi coi…thả giàn.
Sau mấy lớp hài hước mở màn như chuyện mấy anh bộ đội nói dóc nói phét ” Hà Nội cái gì cũng có “, chuyện ” nhà ỉa nhà đái… trong xô “.v.v… sân khấu bỗng chuyển sang bi hài kịch mà trong đó người dân được kịch tác gia cách mạng đẩy lên đóng vai chánh ! Người dân ngạc nhiên dở khóc dở cười… Vai chánh đó có cái tên nghe lạ hoắc : ” nhân dân làm chủ ” !

Từ một tay ngang bước lên sân khấu, dĩ nhiên là cần được các đạo diễn chăm sóc dạy dỗ tận tình để người dân được… lột xác biến thành kịch sĩ.

Đầu tiên, người dân được mang một cái tên khác cho đúng với điệu nghệ kịch trường: tên ” Nhân Dân ” ( Xưa nay, trong giới cải lương kịch nghệ có… truyền thống là khi đã ” đi hát ” thì người ta thường lấy một cái tên khác đẹp hơn kêu hơn là cái tên cúng cơm. Vậy mới là nghệ sĩ ! ) Rồi ” cái ” nhân dân đó được dạy hô khẩu hiệu – đó là những bài bản… gốc của cách mạng mà ai ai cũng phải biết hát, cũng như trong giới cải lương kép độc hay hề gì cũng phải rành ” sáu câu “…Đại khái, chỉ có mấy khẩu hiệu như ” vĩ đại, vĩ đại, vĩ đại “, như ” muôn năm, muôn năm, muôn năm “, như ” sống mãi, sống mãi, sống mãi “. Vậy mà không phải dễ ! Phải hô cùng một lúc và hô cho đúng nhịp. Hô lỏn chỏn là ” có vấn đề đấy nhá !”. Tiếp theo là tập vỗ tay. ” À… vỗ tay cũng phải tập chứ ! Có phải như thời Mỹ Ngụy đâu mà các anh các chị muốn vỗ thế nào là vỗ. Muốn làm chủ, nhân dân phải tập cả vỗ tay nữa cơ !” Thế là học vỗ tay : mọi người trong hội trường cùng vỗ một lúc, không cần khoái tỷ hay thích thú gì ráo, chỉ cần thấy anh cán bộ đang nói bỗng ngừng lại vỗ tay là ta vỗ tay thôi !

image
Tiếp theo là đi học tập ba hôm về đường lối chủ trương của cách mạng. Thượng vàng hạ cám gì cũng phải học tập ráo. Cùng ngồi chung với nhau – thường thì ngồi dưới đất vì không có đủ băng đủ ghế, và vì không đủ chỗ nên ngồi cả ra hàng ba, ra sân – cùng nghe chung những gì mấy cán bộ nói. Và vì mấy cha cán bộ nói dài quá, lại thay nhau nói cùng một đề tài bằng những lời lẽ y chang như nhau nên người ” nhân dân “, kẻ trước người sau, cùng chung nhau… ngáp ! Suy cho cùng, ngáp cũng là một cách… phát biểu. Nó nói lên sự mệt mỏi chán chường. Về sau, khi đã…” quen nước quen cái ” với những buổi hội họp học tập, với cái gọi là ” Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý “…cách ” phát biểu ” độc đáo đó đã được người dân ” khai triển ” rất thoải mái, không phải giơ tay xin phép ai hết và cũng không sợ bị quy tội ” bôi bác không khí nghiêm túc của hội trường “. Để thấy ” Trong chế độ ta, nhân dân vẫn làm chủ… cái ngáp của mình đấy chứ !”.
Tiếp theo ( trong ” thời bác Hồ “, lúc nào cũng có một sự ” tiếp theo ” nghĩa là chẳng bao giờ thấy một sự ngưng nghỉ, cứ ” học tập tiếp theo học tập “, cứ ” đấu tranh tiếp theo đấu tranh “, cứ ” khai báo tiếp theo khai báo “…) nhân dân học tập khai lý lịch, học tập báo công báo tội, học tập làm sổ hộ khẩu sổ gạo… Hết học tập ở tổ dân phố thì kéo nhau ra học tập ở phường – cũng như vậy thôi nhưng đông hơn nên… vui hơn – rồi học tập ở quận… Rồi đi mết-tinh, đi đón tiếp phái đoàn này, đi chào mừng phái đoàn nọ, đi làm lễ đón nhận lẵng hoa của bác Tôn ( ông già này thay thế bác Hồ, nhân dân đoán như vậy ) Ôi thôi ! Rộn rịp, vui lắm !
Khác hẳn với ” thời chú Sam “, người nhân dân bây giờ đi đến đâu cũng thấy cái sự làm chủ của mình nó… lòi ra cả đống. Bằng cớ là cái gì cũng thuộc về nhân dân ráo, cái gì cũng thấy dán nhãn ” nhân dân ” mà chẳng cần phải ” cầu chứng tại toà “. Sướng như vậy ! Này nhá : Ủy Ban Nhân Dân này, Toà Án Nhân Dân này, Quân Đội Nhân Dân này, Công An Nhân Dân này… đến tờ báo to nhất nước – của Đảng – cũng phải mang tên ” Nhân Dân ” đấy ! Làm chủ , sướng nhá !
image
Thế nhưng, có hai cơ quan mà nhân dân không được làm chủ : đó là tổng cục kế hoạch và ngân hàng. Chỉ có hai cơ quan này là đặc biệt mang nhãn ” Nhà Nước ” nên được gọi là ” Tổng cục kế hoạch Nhà Nước ” và ” Ngân Hàng Nhà Nước “. Nhà Nước nắm cái tổng cục để độc quyền lên kế hoạch… hốt bạc đổ vào ngân hàng của Nhà Nước, vậy là an toàn nhứt rồi ! Người ta nói : ” Đồng tiền là huyết mạch, Nhà Nước nắm cái huyết mạch đó là nhân dân… nhăn răng ! ” Nói như vậy là có ý bôi bác chế độ. ” Hãy nhớ rằng, trong chế độ ta có sự phân công rõ rệt : Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý, Nhân Dân làm chủ. Muốn quản lý, Nhà Nước phải nắm cái… hầu bao chứ. Không có cái đó thì quản lý cái đếch gì được. Rõ như thế đấy !”. Lý luận chắc nịch như đinh đóng cột, nhân dân chỉ còn nước đi chỗ khác chơi.
Dù sao đi nữa, được lên đóng vai chủ trong vở trường kịch của ” thời bác Hồ ” vẫn thấy khoái hơn ở ” thời chú Sam “. Thời đó, người dân chỉ là người dân quèn với bộ mặt thật của nó, chưa từng biết thế nào là ” vẽ lọ bôi hề “. Còn bây giờ, trên sân khấu cách mạng, người dân được tô son trét phấn để có bộ mặt khác – một bộ mặt không giống ai – vui chớ !

Qua ” thời bác Hồ “, cái gì cũng thay đổi hết. Đặc biệt là người dân. Ngoài chuyện ” nhân dân làm chủ “, người dân bây giờ nhìn lại mình cũng thấy không còn là mình nữa ! Cả cái thân hình trước đây, chỉ còn lại có… cái miệng. Mỗi một người dân được xem như là một ” nhân khẩu ” – một cái ” miệng người ” – Tờ khai gia đình thời trước bây giờ được thay bằng ” sổ hộ khẩu ” trong đó kê khai có bao nhiêu…cái miệng ! Nghĩ cho cùng, Nhà Nước cách mạng có lý, bởi vì trong công tác ” quản lý “, chuyện đầu tiên phải lo là ” nuôi ăn “. Vậy, phải biết rõ ” ta ” có bao nhiêu cái miệng. Thế… Ngoài ra, nếu thấy cái miệng nào đã có ăn mà còn đòi cả quyền ” nói ” thì ” ta ” chận ngay không cho nó ăn. 


image
Có nói, đến chừng đói rã ruột ra thì cũng phải câm lại thôi. Đỉnh cao trí tuệ là ở chỗ này đấy !
Sau khi đã học tập tốt, nghĩa là người nhân dân đã rành bài bản để đóng vai ” nhân dân làm chủ “, người nhân dân phải biết ” đi thưa về trình “. Nói cho văn vẻ chớ thật ra là đi đâu phải xin giấy di chuyển của chánh quyền nơi cư ngụ và về phải trình lại giấy di chuyển có đóng dấu nơi mình đã đến. 

Nhân dân làm chủ khi dọn nhà qua ở chỗ khác phải làm thủ tục giấy tờ dời địa chỉ – gọi là chuyển hộ – có sự chấp thuận của chánh quyền hai nơi – nơi ở cũ và nơi ở mới – Nhân dân làm chủ phải đi lao động xã hội chủ nghĩa ( Thời trước gọi là ” đi làm…chùa ” ). Nhân dân làm chủ ” phải ” triệt để thực thi quyền làm chủ của mình nghĩa là ” phải ” làm thế này, ” phải ” làm thế nọ… toàn là những thứ ” phải ” mà ở ” thời chú Sam ” tìm đỏ con mắt không có, ví dụ như phải đổi tiền, phải bị đánh tư sản, phải đi kinh tế mới, phải đi tập trung cải tạo… Chánh quyền mới gọi là ” một cuộc đổi đời”. Họ nói đúng ! Có điều là cuộc đổi đời đó xoay đến 180 độ, làm cho người dân thấy… ngất ngư !
Sau khi miền Nam được giải phóng, mấy cha Giải Phóng Miền Nam còn đang ” cờ phất trống khua ” trên sân khấu cách mạng bỗng bị… cúp điện hạ màn, đuổi vào hậu trường lảnh ” lương cà phê ” ( Tiếng nhà nghề nói gánh hát không trình diễn, nghệ sĩ chỉ lãnh chút tiền để uống cà phê thôi ) Họ bị giải tán một cách êm ru và dễ ợt như người ta liệng một miếng giẻ rách vào đống rác, trước sự ngạc nhiên của người nhân dân làm chủ. Bởi vì chuyện ” đại sự quốc gia ” như vậy mà chẳng thấy ” lũ đầy tớ ” nó hỏi qua ý kiến một lần ! Rồi đến vụ thống nhất đất nước, những ” công bộc của nhân dân “cũng cứ quyết định một mình ên !

image
Thật ra, lấy công tâm mà nói, nếu có được hỏi thì cái ” nhân dân làm chủ ” cũng chỉ gật đầu nhất trí. Cứ xem nhân dân miền Bắc, tính đến năm 1975, họ ” làm chủ ” đã hai mươi năm, có thấy họ không nhất trí bao giờ ? Người dân chắc nghĩ rằng mình làm chủ nhưng còn thằng khác nó làm chủ cái bao tử và sinh mạng của mình nữa, vậy, cứ luôn mồm nhất trí là…chắc ăn nhứt ! ( Một nhà văn lớn thời tiền chiến vào Nam thăm bạn bè sau 1975 đã nói nhỏ :” Tôi còn sống đây là nhờ tôi biết sợ “. Một câu để đời ! ) Cái ưu việt của chế độ là ở chỗ này đấy !
Tiếp theo là người dân học tập – lại học tập ! – đi bầu. Hồi thời trước, người dân cầm lá phiếu thấy mình… oai ghê lắm. Họ tự do chọn lựa ứng cử viên, họ nhìn ảnh của từng người và còn phê bình ” líp ba ga ” : ông này dễ thương, giống kép Hùng Cường , ông này…cha ! coi bậm trợn quá, à ! còn bà này giống Túy Hoa ghê, coi đặng à v.v… Bây giờ thì khác : Đảng chọn, dân bầu. Sợ nhân dân mất thời giờ và mất công nên Đảng chọn dùm cho dân. Nhân dân chỉ còn có… nhắm mắt bầu. Sướng gần chết còn muốn gì nữa ? Có điều là bầu bán bây giờ không còn rầm rộ trống kèn như thời trước nên chẳng thấy có gì hấp dẫn hết.

image
Sau giải phóng, người dân miền Bắc đua nhau vào Nam để ” cứu trợ đồng bào ruột thịt miền Nam sống trong sự kềm kẹp của bè lũ ác ôn Mỹ Ngụy, đói khổ thiếu thốn vô cùng “. Còn người dân miền Nam, ít lâu sau, cũng lục tục kéo nhau ra miền Bắc, không phải để ” tham quan ” mà để… thăm nuôi thân nhân bị đưa đi tập trung cải tạo ngoài đó. Kẻ vô người ra như vậy thật là một sự… giao lưu đáng đồng tiền bát gạo, bởi vì nó ” mở mắt ” người dân của cả hai miền. Để thấy rằng dù ” ở ” với bác Hồ hay ” ở ” với chú Sam, người dân vẫn là những con cờ, không hơn không kém !
Bây giờ, gần ba chục năm sau giải phóng, cuộc sống miền Nam cũng đã ổn định, nghĩa là người dân vẫn… sống nhăn, không phải nhờ khẩu hiệu ” dân giàu nước mạnh…” mà nhờ biết xoay sở để sinh tồn. Cũng có hàng hoá đầy chợ. Cũng có quán xá đầy đường. Cũng có vài tờ báo của đảng / đoàn / cơ quan để đọc – vài tờ cũng đủ… chán, đâu cần phải ba mươi tờ như ” thời chú Sam ” – Cũng có tiểu thuyết lai rai của Hội Nhà Văn – cái hội mà chế độ đẻ ra để ” gò ” các nhà văn đi cho ngay cho đúng ” đường lối chủ trương ” – Cũng có nhạc vàng lả lướt đã thông qua sự kiểm tra của Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn, một loại “cục ” lúc nào cũng thấy… nằm chình ình trên các DVD và băng nhạc dưới dạng con tem, trên đó có ghi rõ tên chương trình, hãng sản xuất, số giấy phép, mã số và hàng chữ đỏ “Nghiêm cấm in sao dưới mọi hình thức “.
image
Đảng vẫn lãnh đạo, Nhà Nước vẫn quản lý và Nhân Dân vẫn… làm chủ, lẽ dĩ nhiên !
Tính ra,” thời chú Sam ” chỉ dài có hai mươi năm. Cái ” số ” như vậy thầy bói gọi là… yểu tử ! Trong lúc ” thời bác Hồ ” vẫn còn tiếp diễn dài dài, gần bốn mươi năm mà chưa thấy hạ màn ! Đó là cái ” lô-gích ” của thời đại bởi vì bác Hồ lúc nào mà chẳng ” sống mãi! sống mãi ! sống mãi ! ” ?
Chỉ tội cho người dân, với bộ mặt ” không giống ai ” vì bị tô son trét phấn, có nhăn nhó vì đau quặn ruột người ta cũng vẫn thấy như đang…cười ! Và người ta kết luận : ” Tốt đấy chứ !”. Ở đây, phải hiểu ” người ta ” là Đảng và Nhà Nước.
Tiểu Tử


Ý kiến giữ Nước của một người Việt hải ngoại

image
“Đi với Tàu mất nước, đi với Mỹ mất đảng” quí vị đã chọn con đường đi với Tàu, đã dâng cho Tàu khoảng 1.000 cây số vuông đất biên giới, hơn 20.000 cây số vuông vùng biển vịnh Bắc Bộ, đảo Hoàng Sa và một phần của đảo Trường Sa v.v… Quí vị đã quên 2 điều :
1.- Lòng tham con người vô đáy.
2.- Nước mất thì nhà tan.
image
Đến giờ phút này quí vị mới bắt đầu hiểu được điều thứ nhất khi bọn Tàu Cộng vẫn chưa thỏa mãn những gì quí vị hiến dâng mà còn tham lam muốn chiếm hết cả Biển Đông nhưng quí vị chưa hiểu được điều thứ 2 vì chưa từng nếm qua như chúng tôi, những người lính Miền Nam Việt Nam, đã cay đắng bao phen với nỗi niềm mất nước.
Nay chúng tôi tuổi đã già đang sống bình yên và tìm vui bên nhau với tình huynh đệ chi binh ở tận trời Tây với tấm lòng không hề hổ thẹn với non sông và con cháu, con cái chúng tôi đã hội nhập và thành danh trên miền đất lạ, chỉ có những kẻ vô ý thức trong chúng tôi mới mong áo ấm về làng hay lom khom bên cạnh quí vị để được ngồi hưởng những bữa ăn thịnh soạn bên những cặp mắt thèm thuồng của bà con lối xóm hay của đám ăn mày rách rưới vây quanh.
Quê hương Việt Nam đã xa vời vợi từ địa lý lẫn trong tâm hồn, người dân Việt Nam cũng không còn cùng chung nhịp đập với kẻ tha hương hàng chục năm và lẽ dĩ nhiên quí vị chỉ còn là những tên bán nước hèn với giặc ác với dân trong con mắt của những kẻ già xa xứ. Nhưng chúng tôi vẫn muốn có vài hàng để nói lên vài ý kiến trước tình hình đất nước lâm nguy vì không muốn 90 triệu dân Việt Nam đi vào con đường đau đớn mà quí vị đã từng dẫn chúng tôi đi qua, con đường nô lệ và mất nước.
image
Sau khi đi với Tàu không được tôi lại thấy quí vị đang muốn đi theo Mỹ hay dựa vào Mỹ để chống lại Tàu. Hành động này của quí vị là một hành động ngây thơ trong một thời gian ngắn vì thế chiến lược vì mưu mô thủ đoạn và quyền lợi của Mỹ và Tàu quí vị có thể đưa đất nước thêm một lần nữa vào vòng bi thảm. Không cần phân tích và giải thích nhiều quí vị cũng sẽ biết rằng chính phủ Mỹ sẽ không bao giờ đem tài sản và xương máu dân Mỹ tham chiến để bảo vệ một nước cộng sản. Trái lại, họ còn mong hai nước cộng sản đánh nhau để Tàu Cộng sa lầy và họ hưởng lợi nhờ bán vũ khí cho một vùng Đông Nam Á đầy lo sợ.
Việc Tàu Cộng hai lần cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, kêu gọi đấu thầu trong vùng lãnh hải của Việt Nam, cấm ngư dân Việt Nam đánh cá, tung hàng chục ngàn tàu đánh bắt cá trên biển đông, lập thành phố Tam Sa, đồn trú quân trên các đảo chiếm đóng v.v… là những việc đã được tính trước để thực hiện hai nước cờ :
image
Nước cờ thứ nhất : Tìm cho ra những tên có tư tưởng chống Tàu trong quí vị để thanh lọc thêm, biến bộ chính trị đảng cộng sản thành một ổ tình báo toàn rặt người của Tàu Cộng, dùng ổ tình báo ấy cai trị nước Việt Nam.
Nước cờ thứ hai : Thực hiện chiến thuật tằm ăn dâu, từng bước chiếm biển, chiếm đất chiếm nước và tròng vòng nô lệ vào đầu dân Việt.
image
Tôi không bàn về nước cờ thứ nhất, dẫu có bàn cũng không thành công vì nước cờ này là nước cờ của quí vị tự xử với nhau. Tôi nghĩ quí vị cũng đã biết nước cờ này rồi nên chẳng có vị nào dám lên tiếng chống Tàu Cộng trước sự hung hăng quá lố của chúng. Tôi chỉ xin có ý kiến với một vài người còn yêu nước trong quí vị về nước cờ thứ 2 vì khi đối phó với nước cờ này phải chọn một con đường đúng đắn đề đi với nhiều chuẩn bị và nếu cần phải giải quyết bằng một cuộc chiến.
Thế thì con đường mà quí vị cần phải chọn để đi cho đất nước qua cơn lâm nguy là con đường như thế nào ? theo tôi, quí vị nên chọn con đường đi cùng dân tộc Việt Nam và sử dụng nội lực của toàn dân để chuẩn bị chiến tranh nếu không tránh được. Đó là con đường duy nhất trong tình thế hiện nay vừa cứu được đất nước ra khỏi bàn tay bá quyền tham lam của Tàu Cộng vừa tạo cho quí vị may ra có thể tồn tại trước cao trào cách mạng dân chủ Hoa Lài đang diễn ra trên toàn thế giới.
Muốn đi theo con đường cùng dân tôc Việt Nam quí vị cần thực hiện những điều sau :
image
1.- Lặng lẽ hủy những cuộc họp giao ban giữa ban văn hóa tư tưởng và báo chí hàng tuần:
Hành động này có nghĩa là bước đầu trả tự do thông tin cho người dân, dùng tiếng nói của dân để mở mặt trận truyền thông vạch mặt chỉ tên bọn nội tuyến cho Tàu Cộng trong quí vị và phổ biến cho bọn Tàu Cộng biết lòng yêu nước và sẵn sàng chiến đấu chống quân ngoại xâm của dân Việt.
Thế giới tư bản sử dụng hai đòn bẩy để đốc thúc nền kinh tế. Đó là nhà băng để tạo vốn cho người đầu tư và thị trường chứng khoán để tập trung vốn cho người đầu tư. Nguyên tắc căn bản để cho thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả là cần tự do thông tin. Chỉ vì lo sợ người dân biết được những lừa phỉnh về chính trị mà quí vị đã độc quyển thông tin gây nên cảnh 1.000 tấn vàng, vốn đầu tư của quốc gia, được người dân đem dấu trong các vách nhà vì không tin tưởng quí vị và đất nước Việt Nam thuộc loại nghèo nhất thế giới. Kinh tế không phát triển thì quí vị lấy tiền ở đâu để mua vũ khí bảo vệ tổ quốc?
2.- Ôm gói nhân quyền lobby quốc hội và chính phủ Mỹ:
image
Lobby có nghĩa là vận động hành lang trong chính trị, một hoạt động thông thường trong tiến trình chính trị tại các nước tư bản. Gói nhân quyền bao gồm các quyền của con người mà quí vị đã hạ bút ký tại Liên Hiệp Quốc, các điều luật mà quí vị tự đặt ra như điều 4 hiến pháp, điều luật 79, điều luật 88 v.v…trả tự do cho những tù nhân lương tâm, thực thi đa nguyên, đa đảng v.v…
Quí vị không muốn đồng hành cùng dân tộc để cùng chống ngoại xâm thì không có gì để nói nếu quí vị muốn đồng hành cùng dân tộc thì quí vị nên có thành tâm trao trả tự do cho toàn dân và cải tổ chính trị hay nói theo thuật ngữ của người cộng sản là sửa lỗi hệ thống. Trước khi làm việc trên thì quí vị nên ôm gói nhân quyền lobby với quốc hội và chính phủ Mỹ.
Hành động này cốt tạo giới hành pháp và lập pháp Mỹ biết rằng quí vị đang muốn cải tổ chính trị theo hướng dân chủ, đang quay lưng với chủ nghĩa cộng sản lỗi thời, đang muốn trở thành một đồng minh thân thiết với Mỹ trong vành đai ngăn chặn tên bá quyền Tàu Cộng đầy nguy hiểm. Gói nhân quyền là điều kiện cho quí vị thương lượng quốc hội Mỹ hủy bỏ luật cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam và cũng là điều kiện để tiến tới một hiệp ước hỗ tương bảo vệ nhau của 2 quốc gia khi bị quốc gia khác xâm phạm và tìm kiếm viện trợ quân sự.
3.- Giăng thiên la địa võng trên đất liền để chuẩn bị chiến tranh.
Người lính Việt Nam và người lính Trung Cộng có nhiều điểm khác nhau rất xa. Một bên can trường xông pha chiến trận đầy kinh nghiệm trong cuộc chiến vừa qua. Một bên vào lính để kiếm ăn, sống trong thanh bình một thời gian dài, thiếu kinh nghiệm và hèn nhát ( 5.000 người lính Tàu bị 100 tên lính Nhật dẫn đi giết mà chẳng có người lính nào dám chạy trốn ). Nên khi đụng trận phần thắng nghiêng về Việt Nam nhiều hơn, qua lịch sử cũng như hiện nay. Quân Tàu luôn luôn luôn ở trong thế thượng phong hùng mạnh khi ban đầu nhưng kết cục là những thảm bại trước tài điều binh khéo léo của người Việt.
image
Chiến tranh Việt Nam vừa qua là trận chiến với vũ khí hiện đại, đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quí giá cho việc giữ nước trong đó có 2 hai trận đánh mà chúng ta cần phải nghiên cứu sâu để rút những kinh nghiệm khi phòng thủ mặt trận phía bắc nếu bị quân Trung Cộng tấn công. Đó là trận đánh Đồi Thịt Băm (Hamburger Hill ) hay là cao điểm 937 ở thung lũng A Shau, Thừa Thiên và trận đánh Hạ Lào.
Trận đánh Đồi Thịt Băm cho chúng ta biết chiến thuật Chốt Kiềng phối hợp với lực hỗ trợ di động là một chiến thuật phòng thủ tốt có thể sử dụng một lực lượng nhỏ chận đứng được sự tấn công của một lực lượng lớn dù lực lượng tấn công có hỏa lực hùng hậu như Mỹ.
Trận đánh Hạ Lào cho chúng ta biết không nên lập những căn cứ to lớn để chặn đường tiến quân của đối phương vì với hỏa lực của chiến tranh hiện nay thì những căn cứ càng to càng dễ bị nghiền nát.
Chiến thuật Chốt Kiềng thường chọn ở vị trí cao để dễ bề ngăn chặn bộ binh tiến công nhưng lại ở vị trí không thể cản được chiến xa nên phải hỗ trợ thêm chiến thuật Mạng Nhện để thiết lập những Chốt Kiềng bí mật khác dưới lòng đất để chống chiến xa và tấn công bọc hậu hỗ trợ.
Địa lý phía bắc nước ta là một vùng đất dễ phòng thủ nếu được nghiên cứu địa thế để lập những vị trí phòng thủ trước thì việc chặn đứng quân Tàu không khó hay ít nhất cũng kéo dài được thời gian và càng kéo dài thời gian thì càng dễ dành được chiến thắng. Giăng thiên la địa võng ở phía bắc để chờ đón quân xâm lăng Tàu là một việc quan trọng hàng đầu của quốc gia, kẻ nào chống lại thì cần trãm trước tấu sau vì nó chính hiệu là tên tình báo của Trung Cộng gài trong bộ chính trị.
Trong thời gian gần đây Tàu cộng đã chuyển hàng ngàn chiến xa áp sát biên giới phía bắc, đã dùng tiền mua đứt được Kampuchia nên chuyện mượn đường đổ quân vào Kampuchia để đánh vào phía nam và tây nguyên nước ta chỉ là thời gian, do đó chúng ta cũng cần giăng thiên la địa võng phía nam và tây nguyên và cũng cần bàn thảo ký với khối Asean một hiệp ước hỗ tương không cho nước khác mượn đường tấn công vào một nước của Asean với các biện pháp chế tài hữu hiệu khi hiệp ước bị xâm phạm.
4.- Thanh Toán Những Đóa Hoa Nở Trong Lòng:
image
Khi quân Tàu mở mặt trận 3 mặt giáp công (mặt trận phía bắc. mắt trận phía nam và tây nguyên, đổ bộ bằng đường biển ) mà lại có những đóa hoa nở trong lòng đất chúng ta thì phần chiến thắng nghiêng về phía quân Tàu nhiều hơn. Quí vị cần phải bạch hóa tất cả những hồ sơ liên quan đến những đóa hoa nở trong lòng như Bauxite Tây Nguyên, Thuê Đất Thượng Nguồn v.v.. để dẹp trước những đóa hoa đó. Tự Do Ngôn Luận và Lòng Yêu Nước của dân Việt Nam sẽ vạch mặt chỉ tên giùm quí vị những tên tình báo của Trung Cộng đang gài trong bộ chính trị. Các cơ quan tình báo cũng cần hoạt động mạnh ở 2 nước Lào và Kampuchia để đối phó với việc chuyển quân bí mật của Tàu trong 2 nước đó.
5.- Thành Lập Các Tiểu Đoàn Tác Chiến Cơ Động Để Đối Phó Với Mặt Trận Đổ Bộ Đường Biển.
image
Trong thời gian vừa qua truyền thông Tàu cộng thường rêu rao kế hoạch đổ bộ Thanh Hóa để chia Việt Nam ra làm 2 cho dễ dàng dành chiến thắng trên bộ. Chúng rêu rao chỉ cần đánh 31 ngày là chiếm xong Việt Nam để hù dọa. Ý kiến này không thực tế thiếu kiến thức quân sự hay cố đánh lừa Việt Nam trải rộng quân ở những nơi không cần thiết vì hải quân Trung Cộng chưa đủ khả năng đổ bộ vào đường biểnvà việc đưa quân qua sông qua biển là một việc làm mà các vị chỉ huy quân sự luôn luôn tránh thực hiện, nhưng để bảo vệ vùng biển dài của mình Việt Nam cần trang bị nhiều tiểu đoàn tác chiến cơ động dọc theo bờ biển để nhanh chóng ứng phó. Ngoài những vũ khí hiện đại như tên lửa phòng thủ bờ biển thì cuối cùng bộ binh vẫn là yếu tố chính để quyết định chiến trường.
6.- Trang bị thêm tiểu đỉnh cho hải quân và máy bay tiêm kích cho không quân để chờ đợi trận chiến ở Biển Đông.
image
Chiếm Biển Đông bằng bạo lực là điều ngu dại nhất của Tàu Cộng nhưng cũng có thể xảy ra vì chúng cần phải thực hiện chiến tranh để hướng nhân dân vào một mục tiêu khác và tạo điều kiện cho đảng cọng sản Trung Quốc tồn tại vững vàng. Hồ Cẩm Đào nói còn quá sớm để đưa vấn đề Biển Đông ra bàn thảo ở hội nghị Asean tại Nam Vang là chờ cuộc huấn luyện không quân chúng bay lên hạ xuống chiếc hàng không mẫu hạm cũ kỹ sửa lại thành công xong rồi chúng sẽ đưa toàn bộ hải quân diễu võ giương oai trên Biển Đông để thực hiện chiến thuật tằm ăn dâu trên biển lấn chiếm từ từ từng hải đảo rồi dừng lại, rồi lấn chiếm từ từ cho đến toàn bộ Biển Đông.
Chiến tranh qui ước trên Biển Đông xảy ra thì Tàu Cộng nắm chắc phần thất bại vì chiếm được đảo nhưng không giữ được đảo do tất cả các đảo đều nằm trong tầm kiểm soát của không quân Việt Nam (xem nhận định của các báo ở Hồng Kông ).Chỉ cần không quân oanh tạc hải quân trên các tiểu đỉnh đổ bộ là việc lấy lại các đảo không khó khăn. Trận chiến trên Biển Đông xảy ra là một cơ hội tốt cho Việt Nam dành lại những phần đất và biển đảo đã mất. ViệtNam đã phối hợp với Phi Luật Tân để cùng hoạt động về hải quân trên Biển Đông nhưng cũng cần liên hệ phối hợp thêm về không quân để làm chủ vùng biển nằm trong tầm hoạt động của không quân. Cần hung dữ và chiếm lại khi bị mất một đảo, nếu không chiếm lại được đảo đã mất thì sẽ mất toàn bộ Biển Đông. Tên nào ngăn cản thì chính là tên tình báo Tàu nằm trong bộ chính trị.
7.- Malacca là tử huyệt của Trung Cộng.
image
Tử huyệt của Trung Cộng không nằm trên Việt Nam và Biển Đông mà nằm tại eo biển Malacca, dài 500 miles hẹp nhất là 1.5 mile, nơi cứ 2 chiếc tàu đi qua có 1 chiếc là của Trung Cộng. Một cuộc thương lượng công khai cần phải có giữa các nước Asean hoặc giữa Việt Nam và 3 nước đang kiểm soát eo biển Malacca là Mã Lai, Nam Dương và Singapore vì 3 nước này cũng đang có những quyền lợi trên Biển Đông mà Trung Cộng đang rắp tâm cưỡng đoạt nên một hiệp ước hỗ tương bảo vệ nhau và nếu cần thì sẽ đóng eo biển Malacca đối với nước nào tấn công 1 nước của Asean cần được hình thành để răn đe và đối phó chiến thuật chia rẽ Asean để cai trị của Trung Cộng. Chúng đang đem tiền mua chuộc Nam Dương và Campuchia nhưng chỉ cần 1 trong 3 nước đang kiểm soát eo biển Malacca ký thỏa ước với Việt Nam thì Trung Cộng phải dừng tay. Các bạn nghĩ thế nào khi chiến tranh trên bộ và trên biển giữa Việt Nam và Trung Cộng xãy ra mà các tàu nhiên liệu và thực phẩm của Trung Cộng không đi qua được eo biển Malacca nên càng kéo dài chiến tranh thì Trung Cộng càng đi vào con đường chiến bại vì cả nước Trung Cộng đói rã người không có thực phẩm, dầu chạy xe chạy máy.
8.- Bí mật lên kế hoạch đánh chiếm Quảng Đông.
image
Tàu Cộng là một tên khổng lồ to xác tham ăn nhưng rất nhiều bệnh. Bốn phía của chúng đều thọ địch. Tây Tạng Tân Cương sẽ nổi lên dành độc lập bất cứ ngày nào.Nội Mông là một lò lửa đang âm ỉ cháy. Hồng Kông và Đài Loan là những ngọn đuốc tự do trong tâm hồn người Tàu. Chiến tranh biên giới với Ấn Độ chưa giải quyết xong. Hố ngăn cách giàu nghèo mỗi ngày mỗi sâu rộng, lòng căm phẫn của dân nghèo đang dâng cao… Đập Tam Hiệp sắp tan. Kinh tế suy thoái. Thât nghiệp dâng cao. Các công ty sắp phá sản . Bong bong địa ốc sắp vỡ. Cách mạng hoa lài có thể sắp xảy ra v.v…. Nếu cơ may nào đó Tàu Cộng sụp đổ do cách mạng hoa lài hay nội bộ thanh toán nhau thì quí vị cũng nên cùng Tân Cương, Tây Tạng, Ấn Độ, Nội Mông vùng lên đánh chiếm Quảng Đông để thương lượng dành lại những vùng đất vùng biển mà bọn Tàu Cộng đã cướp nên quí vị cũng cần có một kế hoạch trước.
9.- Gởi nhiều phái đoàn kêu gọi hỗ trợ khi có chiến tranh và lo dự trữ lương thực.
image
Sự trổi dậy của một nước Đại Hán hung hãn là mối lo của toàn thế giới nên sẽ có nhiều nước muốn hỗ trợ Việt Nam để chặn đứng sự bành trướng bá quyền của Tàu Cộng. Nhân cơ hội Tàu Cộng đang leo thang đe dọa lấn chiếm trên Biển Đông, Việt Nam cần gởi nhiều phái đoàn đi dến từng quốc gia như Mỹ, Nhật, Úc, Nam Hàn, Ấn Độ, Anh, Pháp v.v… để thương lượng ký những văn bản với các nước hứa thuận hỗ trợ một số lượng quân cụ và lương thực cần thiết trong tương lai khi Việt Nam lâm vào chiến tranh. Số lượng đạt được một ít từ một nước nhưng gom lại thì có thể đủ để tham chiến lâu dài. Song song với việc kêu gọi các nước viện trợ cũng cần tự dự trữ lương thực trước.
10.- Con đường ngắn nhất là con đường Miến Điện đang đi.
image
Nhưng Việt Nam không thể thực hiện được như Miến Điện là quay lưng ngay tức khắc với tên Đại Hán vì trong quí vị có quá nhiều kẻ nội tuyến của Tàu và nhiều tên thuộc phe bảo thủ. Muốn đi con đường của Miến Điện thì phải thanh toán nội thù bằng đảo chánh nếu không làm được thì làm công khai bằng cách lập hội nghị Diên Hồng để bịt miệng những tên nội tuyến chủ bại. Trước khi làm công khai cũng cần giữ một vùng an toàn để làm căn cứ kêu gọi thực hiện.
Quí vị đừng nghĩ rằng dựa vào Tàu Cộng sẽ được trường cửu, đừng nghĩ rằng càng nhân nhượng thì Tàu Cộng ngừng tay không chiếm nước, đừng nghĩ rằng càng lừa phỉnh càng thanh toán đối lập càng kiềm chế toàn dân tộc thì sẽ được yên ổn đề cướp bóc suốt đời, đừng cho rằng chẳng ai đủ khả năng hỏi tội quí vị khi quí vị đem đất đai tổ tiên dâng cho giặc Tàu để đổi lấy chỗ ngồi cai trị nhân dân.
200 năm trước ông tổ của quí vị là Các Mác đã tiên tri rằng chính phủ cộng sản sẽ tiến tới chính phủ tự tiêu. Điều tiên đoán của y đã xảy ra cho Liên xô và Đông Âu thì lẽ nào không xảy ra cho Tàu Cộng và CS Việt Nam. Khi đó người ngồi xử tội bán nước của quí vị sẽ là những người hiện đang ngồi bên cạnh quí vị.
TỊCH ĐIỀN hay TỊCH ĐIỀN
Đặt tựa đề như trên, có phải người viết muốn đùa giỡn với bạn đọc? Thưa không. Trước hết kẻ hèn này kính cẩn xin lỗi quí vị, và xin có đôi lời giải thích trước.Nếu viết cái tựa đề bằng “tiếng Quốc Ngữ, chữ Nước Tôi” như trên, thì chẳng có gì đáng nói. Cùng lắm bạn đọc cho là đùa chơi thôi. Quí vị nào có khó tính lắm, thẩy cho người viết một chữ “khùng” là xong chuyện rồi. Nhưng nếu viết bằng chữ quân xâm lược, tức chữ Hán, tịch điền  田 thành tịch điền  田 thì nhất định sẽ có vấn đề ngay chứ chẳng chơi. Cả hai chữ Hán trên đều đọc là Tịch Điền cả. Chúng đồng âm, nhưng nghĩa khác nhau. Theo từ điển Hán Việt của Thiều Chửu thì Tịch Điền  田 có nghĩa là ruộng do vua cầy. Đây là tục lệ thời phong kiến bên Tầu đặt ra để khuyến nông. Còn chữ Tịch , trong chữ tịch điền  田 chúng tôi nói đến trong bài viết này, cũng đọc là Tịch, có nghĩa là chết. Chữ Tịch Điền  田 là ruộng chết này thực tế không có, chẳng ai dùng cả. Ấy thế mà bây giờ lại có người sử dụng mới là sinh chuyện. Vấn đề là thế này.
Chệt Chơi Đểu Triết
Mới đây tôi thử rà một lượt trên internet để tìm hiểu xem các trò ma mãnh trên đó ra sao, thì bất ngờ bắt gặp được một trang Blog, mà chủ nhân tự xưng tên là “Trẫm Canh Điền”. Trang Blog nổi bật do hai bức hình, một là Nguyễn Minh Triết mặc đồ đen đang cầy ruộng, và bức kia là một người mang mặt nạ, mặc hoàng bào giống như một ông vua, cũng đang cầm cầy đi sau đít con trâu (xin xem hình trên). Cái logo của trang blog đề là Tịch Điền. Ở ngay dưới bảng logo này có mấy chữ hán  穸  , diễn nôm là Chúc mừng Hội Tịch Điền. Thú thực, lúc đó tôi không hiểu nghĩa mấy chữ hán này nên copy đem đi hỏi một anh bạn người Việt gốc Hoa, trước kia ở Cholon, cũng là sĩ quan VNCH, và đi tù với tôi. Anh đọc và tỏ vẻ ngạc nhiên, nói: lạ thật, sao lại chữ Tịch 穸 này. Phải là chữ Tịch  này mới đúng. Anh vừa nói vừa viết và giải thích. Chữ Tịch này (chữ xanh) nghĩa là ruộng vua cầy trong chữ Tịch Điền. Còn chữ Tịch kia (chữ đỏ) trong chữ Truân Tịch 窀 穸, có nghĩa là chôn xuống huyệt, là chết. Chữ Tịch Điền (穸 ) là ruộng chết này không ai dùng, và không có trong từ điển. Mấy chữ Hán này  穸   đọc là Cung Hỉ Tịch Điền Hội. Nếu là văn nói thì ai cũng hiểu là một lời chúc mừng tốt đẹp. Nhưng viết ra như thế này thì chắc là một lối chơi chữ với dụng ý nào đó.
Anh cắt nghĩa xong, tôi mới đem hết những gì còn lại nói cho anh biết. Ở dưới hàng chữ Tầu, chủ trang blog còn viết những dòng phụ đề là: Bảng đề tặng lễ hội Tịch Điền Annam Đô Hộ Phủ, Sứ nước Tầu tặng vua Việt Nam Nguyễn Minh Triết. Bạn của tôi hiểu ra, anh mỉm cười và lắc đầu.
Chắc chắn đa số người VN ngày nay không biết lễ hội Tịch Điền là một cổ tục của nước Tầu ngày xưa, được du nhập vào nước ta dưới triều Đại Hành Hoàng Đế nhà Tiền Lê (980 – 1009), sau đó được tiếp tục và trở thành một lễ hội truyền thống kéo dài đến thời nhà Trần. Lễ tịch điền tổ chức vào sau tết, nên cũng là một ngày hội xuân có triều đình tham dự. Các vua quan lần lượt xuống ruộng cày một vài luống đất nhằm khích lệ người nông dân chăm lo cầy cấy để phát triển nông nghiệp. Sau khi làm lễ cúng Thần Nông, nhà vua đích thân xuống cày 3 luống, các vương tôn cày 7 luống, quan quyền cày 7 luống, sĩ phu cày 9 luống. Sau đó thửa ruộng này sẽ được chăm sóc đặc biệt, và sản phẩm sẽ dùng để tế lễ cho năm sau. Có lần tên giặc Hồ già cũng đã xuống ruộng cày vài đường để bịp dân miền bắc. Năm nay, Nguyễn Minh Triết bổn cũ soạn lại để tiếp tục bịp người dân VN, nhưng lại bị Thái Thú Chệt chơi đểu. Tòa Đại Sứ Chệt tại Hànội chẳng có đứa nào tham dự lễ hội của “vua” VN, mà chỉ gởi tặng một tấm bảng viết 5 chữ Tầu:  穸  (Cung Hỉ Tịch Điền Hội). Rõ ràng không phải có ý để chúc mừng, mà là để trù dập. Bộ hạ của Triết ngu si không biết chữ Hán, hí hửng treo tấm bảng lên giữa lễ hội để khoe khoang, nên bị mắc lỡm, làm trò cười cho thiên hạ.
Lòi Tẩy
Lễ Tịch Điền được tổ chức tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam vào ngày mùng 7 sau tết. Tịch Điền xưa kia tuy là lễ hội dân gian, nhưng đều phải có vua chủ sự, cùng với toàn thể triều thần bá quan văn võ tham dự. Hội Tịch Điền Đọi Sơn của Triết được tổ chức rầm rộ,nhiều mầu sắc, nhưng hoàn toàn vắng bóng các quan chức trong Bộ Chính Trị đảng CS, như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Phạm Thế Duyệt v.v. Lớn bé từ trung ương đến địa phương không đứa nào có mặt. Theo tập tục ngoại giao quốc tế, trong một lễ lạc có tính cách quốc gia, được chủ trì bởi người đứng đầu nước, thì đều có sự hiện diện của ngoại giao đoàn. Nhưng ngoại giao đoàn cũng tuyệt nhiên chẳng thấy ai. Chỉ có một tấm bảng tặng “đểu cáng” của tòa đại sứ Tầu. Có lẽ Nguyễn Minh Triết muốn lên làm hoàng đế, hay ít nhất cũng muốn phô trương quyền uy như một ông vua thiệt, nên bị đồng bọn trong Bộ Chính Trị tẩy chay,và cả người ngoại quốc cũng xa lánh. Chệt tẩy cha , còn chơi đểu thì đã thấy rõ. Đối với chệt, chỉ có hoàng đế nước Tầu mới là Thiên Tử, xứng đáng cúng Trời để cầu được mùa thôi. Cuối cùng trước buổi lễ, có lẽ Triết mới ý thức được điểm quan trọng này, nên khi xuống ruộng cầy, Triết chỉ mặc bộ bà ba đen, mà không dám khoác hoàng bào. Chiếc áo hoàng bào phải để cho một nông dân mặc thay thế cho có lệ. Người này cũng phải mang mặt nạ để che giấu thân phận mình (xin xem hình).
Tại sao Nguyễn Minh Triết phải làm thế. Giải thích việc này chẳng khó khăn gì. Cũng chỉ tại Triết là con ễnh ương, nhưng lại muốn làm con bò. Một tên chủ tịch nước trong chế độ CS là cái thá gì so với tên Tổng Bí Thư đảng. Quyền hành còn thua cả tên chủ tịch quốc hội, hay thủ tướng nữa. Thực chất, Triết chỉ là một con rối, một tên bù nhìn của chế độ. Triết dám phô trương như một ông vua, làm sao không chạm nọc bọn Mạnh, Dũng, và bộ hạ của các tên này. Bọn chúng còn để cho Triết diễn tuồng trước dân chúng như thế đã là biết điều, và nể mặt Triết lắm rồi.
Con người của Triết có xứng đáng đóng vai Hoàng Đế VN không, dù chỉ trong một lễ hội dân gian, cũng lại là một vấn đề nên biết. Năm 1997, khi NguyễnMinh Triết được làm Phó Bí Thư Thành Ủy Saigon, một bà già bán trái cây tại chợ Búng nhìn thấy hình Triết đăng trên báo, thất thần la to lên: Thằng Kỉnh đây mà. Tôi biết nó. Người ta tin rằng bà già này không lầm. Nguyễn Minh Triết đúng là cái thằng kính ngày xưa. Trong tất cả các tiểu sử của Triết, bằng tiếng Việt hay tiếng Anh, đố ai tìm ra được tên cha mẹ của Triết. Tiểu sử của Triết không có cha, không có mẹ, không có anh chị em, bà con. Người ta chỉ thấy bản tiểu sử ghi rằng Nguyễn Minh Triết quê ở huyện Bến Cát, Bình Dương. Có bản còn chi tiết hơn một tí, viết Triết sinh tại xã Phú An, nhưng vẫn không cho biết cha mẹ tên gì, có anh chị em không, và tuổi thơ ấu ra sao. Giấy khai sanh cùng là học bạ của sinh viên (hay giáo sư) Nguyễn Minh Triết đã từng đi học hay dậy học tại Saigon ngày trước, chắc chắn có ghi tên tên cha mẹ chứ. Triết đã từng xin việc tại cơ quan cảnh sát VNCH, hồ sơ cũng phải có khai sinh, học bạ hay chứng chỉ chứ làm sao không. Vậy tại sao chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết không dám khai ra? Lý do gì? Thời VNCH, ai đi học mà không có khai sanh, học bạ nào không ghi tên cha mẹ. Dư luận người dân Bình Dương không xa lạ gì với cái tên nhà quê thằng Kỉnh mồ côi, được một ông cha nuôi cho ăn học. Chẳng ai, kể cả ông linh mục, biết thằng Kỉnh là con ai và từ đâu đến. Chính nó cũng hoàn toàn mù tịt về thân phận mình. Ông cha nhận nuôi thằng Kỉnh làm con vào lúc nó khoảng 10 tuổi, và cho đi học cùng với người em trai của ông tên Nguyễn Minh Triết (Nguyễn, the Wise Guy). Cái tên thật đẹp và có ý nghĩa. Thằng Kỉnh là thứ cầu bơ cầu bất, trôi sông lạc chợ thì làm sao mà minh triết (wise) được. Nó học dưới Triết 4-5 lớp gì đó. Cậu sinh viên Nguyễn Minh Triết, em ông cha, chẳng may qua đời khi còn đang học tại Đại Học Khoa Học Saigon Ban Toán. Một thời gian ngắn sau khi sinh viên Nguyễn Minh Triết qua đời, thằng Kỉnh bỏ học, chôm khai sanh, học bạ, và các chứng chỉ của Triết, trốn ông cha, lên Saigon để xin việc. Lúc này nó đã đi theo Mặt Trận Giải Phóng của CS rồi. Nó thi vào khóa Biên Tập Viên Cảnh Sát, nhưng bị nghi ngờ là bằng giả và bị điều tra. Thực ra, cảnh sát không nghi ngờ bằng giả, mà là bằng thật người giả, vì căn bản hiểu biết của thằng Kỉnh không tương xứng với trình độ của bằng cấp mà nó có. Khi biết bị lộ tẩy, thằng Kỉnh chạy ra bưng theo CS luôn, và mang trên người cái tên Nguyễn Minh Triết, giáo sư toán tại Saigon, cho đến ngày nay. Thằng Kỉnh làm chủ tịch nước, nó là một tên Xuân Tóc Đỏ thời đại.
Điều trái khuáy là cái đời tư của người lãnh đạo nước của bọn VGCS cho đến nay chính thức vẫn kín như bưng, nhưng dân miền Nam thì không mấy người là không biết. Chuyện bị lộ tẩy ở chợ Búng thì tất nhiên rồi, nhưng chỉ cần suy luận dựa trên việc so sánh giữa sự hiểu biết và các hành động cùng lời ăn tiếng nói của Triết, chủ tịch nước, cũng đủ thấy nó là “Minh Triết” giả. Quả thật, nếu Nguyễn Minh Triết là người được ăn học tới nơi tới chốn, hay ít ra là con người thông minh nhậy bén, thì nó đã chẳng muối mặt đem cái mồi “con gái Việt Nam đẹp lắm” ra để mời mọc người ngoại quốc khi nó sang nước Mỹ chiêu dụ đầu tư. Chỉ có dân đầu đường xó chợ, vô học bất hạnh mới ăn nói như thế trong sứ mệnh đi làm ngoại giao. Lại nữa, chủ trương khuyến nông vào lúc này của Triết càng tố cáo nó là tên ngu dốt. Năm 1980, tên phi công Phạm Tuân được Liên Sô cho đi theo con tầu Soyuz bay vào vũ trụ, mang theo nắm bèo hoa dâu là thứ phân xanh để bón ruộng ở miền Bắc, thì bọn VGCS đã rất hí hửng đánh trống thổi kèn ba hoa rằng, năng suất lúa ở Thái Bình, quê hương của Phạm Tuân, đã đạt tới mức 15 tấn/1hecta. Ba chục năm qua, không lý nền nông nghiệp VN tụt hậu thê thảm đến nỗi VGCS phải cần đến cái bản mặt chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết xuống ruộng làm canh điền để khuyến khích nhà nông chăm lo cầy cấy hay sao? Lễ hội Tịch Điền của Triết rõ ràng muốn tố cáo chuyện tên phi công Phạm Tuân bay vào vũ trụ, thí nghiệm bèo hoa dâu đem về phát triển nông nghiệp, là một màn bịp hoàn toàn lố bịch. Trên thực tế, nền nông nghiệp VN dưới thời VGCS diễn ra như sau: khi nhà nước CS cưỡng bách hợp tác hóa nông nghiệp, dân chết đói vì không có gạo ăn. Khi nhà nước CS thi hành chính sách khoán sản phẩm, dân bớt đói đi được phần nào. Cho đến bây giờ, nhà nước CS giao ruộng cho dân cầy (xin đừng lầm cho rằng VGCS đã tư hữu hóa ruộng đất), VN có dư gạo để xuất khẩu. Sự thể đi đến kết luận là, người nông dân càng được tự do canh tác bao nhiêu, thì năng suất ruộng đồng càng tăng lên bấy nhiêu. Đấy là hiện thực tất yếu. Như vậy thì, chỉ cần Nguyễn Minh Triết tư hữu hóa ruộng đất cho nông dân, để người dân được hoàn toàn tự do canh tác trên thửa ruộng của mình, mới là phương thức khuyến nông tốt nhất, chứ đâu cần nó phải xuống ruộng làm canh điền như một diễn viên hề trên sân khấu.
Nhận Định
1. Tại VN, đối với vấn đề ruộng đất của người dân, bọn VGCS chỉ có sử dụng hai chữ Tịch Biên và Tịch Thu. Hai chữ này đã gây ra biết bao khổ lụy cho người dân, biến người dân thành Dân Oan và Giáo Oan hết cả rồi. Lúc này rồi mà Nguyễn Minh Triết còn giả làm canh điền, lội xuống ruộng cầy để Tịch Điền là quá lố bịch, quá bịp rồi vậy.
2. Như trên đã viết, do tình cờ, chúng tôi vào internet rà tin tức trong đó nên mới khám phá ra trang blog “Trẫm Canh Điền”. Hôm sau, tôi vô trở lại blog này thì thấy nó đã biến mất. Tôi không tin người ta vì sợ nên mới làm blog chớp nhoáng như thế, mà cho rằng người dân trong nước, những người có kiến thức, đang sử dụng lối đánh du kích trong địa hạt văn hóa để tấn công bọn VGCS. Lối đánh này vừa bảo toàn được lực lượng, vừa làm cho VGCS khó đỡ, nhất là khi có nhiều vụ tấn công trong cùng lúc. Đánh du kích là một sở trường của VGCS. Nay người dân dùng lối đánh này để đánh lại chúng là đòn gậy ông đập lưng ông thôi. Chừng nào du kích chiến trở thành vận động chiến được với đủ loại vũ khí tân tiến, thì nhất định chiến thắng sẽ nằm trong tay người dân VN.
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Chết lâm sàng

Bài viết này sẽ ngắn gọn tổng hợp một số dữ kiện về kinh tế, nhưng để nói về vụ khủng hoảng chính trị tại Việt Nam.
Sau cả chục năm gần như mỗi ngày có mặt trên trang nhất của thời sự quốc tế, vì một cuộc chiến có sự tham dự của Hoa Kỳ, Việt Nam đã trôi vào lãng quên đến hai chục năm, từ 1975 đến 1995. Năm 1995 là khi Hà Nội tái lập bang giao với Hoa Kỳ. Ðấy cũng là khi Việt Nam thật sự đổi mới kinh tế sau những dọ dẫm và cố gắng nửa vời. Nhìn lại thì 10 năm đầu sau chiến tranh là 10 năm lãng phí và khủng hoảng do sự hoang tưởng của ý thức hệ nên lãnh đạo Hà Nội mới phải cải cách về kinh tế mà chưa biết thế nào là đúng là sai. Hai chục năm sau thì mới khác, từ 1995.
Việc Việt Nam ký kết Hiệp định Thương mại Song phương với Hoa Kỳ cuối năm 2001 rồi gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO năm 2007 đánh dấu một giai đoạn tăng trưởng ngoạn mục so với quá khứ của Việt Nam. So với các quốc gia khác, đà tăng trưởng khoảng 7% một năm chỉ là sự thường khi kinh tế chuyển hướng theo quy luật thị trường, hãy hỏi người dân Ðông Á thì biết. Nhưng cũng từ năm 2007, Việt Nam bắt đầu trôi vào giông bão.
Và tuần qua, nếu thời sự quốc tế lại nhắc đến Việt Nam thì chẳng là về thành tích kinh tế mà vì một vụ khủng hoảng chính trị. Ðó là việc bắt giữ một đại gia nhiều thế lực...
Năm 1995 là khi tổng sản lượng Việt Nam vượt qua dấu mốc đáng nhớ là 20 tỷ Mỹ kim một năm, lên gấp đôi vào năm 2003, rồi gấp đôi tức là 80 tỷ vào năm 2007, và đạt mức trăm tỷ vào năm 2009. Hiện nay, tổng sản lượng xứ này ở gần 130 tỷ đô la, chia cho dân số là 90 triệu thì người dân thật ra vẫn còn thuộc loại nghèo. Nhưng đà tăng vọt từ hai chục tỷ lên gấp sáu trong khoảng thời gian từ 1995 đến nay là điều đáng mừng. Sau quá nhiều hoạn nạn vì chiến tranh và cách mạng, người dân xứng đáng được hưởng một cuộc sống khác.
Khi hỏi các kinh tế gia, họ cho biết là từ 1996 đến năm 2000, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng trung bình là 6.9% một năm, tức là mỗi năm lại sản xuất thêm được một lượng sản vật bằng 6.9% của năm trước. Qua giai đoạn 2001-2005 thì đà tăng trưởng còn lên tới 7.5% một năm với viện trợ và đầu tư nước ngoài được ồ ạt trút vào trong sự hồ hởi chung. Ðấy cũng là một đòn bẩy đã tạo nên sức bật huy hoàng này.
Nhưng ngẫm lại thì Việt Nam có hy vọng khởi phát tương tự Ðài Loan hay Nam Hàn nửa thế kỷ về trước. Qua giai đoạn 2006-2010 thì mức bột phát ấy đã khựng, còn khoảng 7.1% một năm và tới năm 2011 thì chỉ còn 5.9%. Tình hình năm nay sẽ là đáng ngại, chỉ ở khoảng 4.3-4.5% mà thôi.
Câu hỏi nhiều người muốn biết là vì sao Việt Nam đã ôm viễn ảnh rồng cọp kinh tế rồi lại như kỳ nhông cắc ké? Câu trả lời đơn giản là “kinh tế cũng là chính trị”.
Thật ra, lãnh đạo Việt Nam không phát minh ra cây đũa thần kinh tế để thay thế chủ nghĩa Mác-Lênin đã phá sản. Việt Nam chỉ áp dụng chiến lược Ðông Á như Nhật Bản, Ðài Loan, Nam Hàn rồi Trung Quốc, là lấy xuất cảng làm đầu máy tăng trưởng.
Dù là một quốc gia có nhiều tài nguyên, ít ra là hơn ba nước Ðông Á dẫn đầu nói trên, Việt Nam vẫn chủ yếu nhập cảng nguyên nhiên vật liệu, tái chế biến với một số trị giá gia tăng để bán ra ngoài. Như vậy, nền kinh tế này chỉ làm gia công và nhập cảng vẫn là chủ yếu, thường xuyên. Nhưng lại tăng vọt trong năm năm gọi là ngoạn mục nhất, từ 2006, nên hàng năm vẫn bị nhập siêu, nhập nhiều hơn xuất, trung bình mỗi tháng một tỷ đô la.
Muốn kinh tế tăng trưởng, người ta phải tiết kiệm tiêu thụ mà dùng tài nguyên đó đầu tư cho sản xuất với hy vọng tạo thêm tài nguyên của cải cho sau này. Việt Nam phải đầu tư rất nhiều để có mức tăng trưởng ngoạn mục đã qua. Từ khoảng 35% tổng sản lượng trong các năm 1996-2000, tỷ lệ đầu tư của Việt Nam đã vượt 43% trong các năm 2006-2010. Nếu nhớ lại thành tích vừa trình bày ở trên, khi Việt Nam phải đầu tư nhiều nhất thì cũng là lúc đà tăng trưởng giảm sút.
Nghĩa là gắng sức đầu tư mà kém hiệu năng, tức là một vấn đề về chính sách.
Các sinh viên kinh tế nhập môn đều biết đến tỷ số ICOR: phải đầu tư cỡ nào để gia tăng được một đơn vị sản xuất? Các nước Ðông Á đầu tư ba phần thì ăn được một, Việt Nam phải mất gấp đôi, với tỷ số ICOR là 6.
Người ta có thể tìm lý do châm chước là vụ tổng suy trầm kinh tế toàn cầu trong các năm 2008-2009. Nhưng lý do chính sách ở đây là tín dụng. So với năm 2000 thì lượng tín dụng đã tăng gần 14 lần vào năm 2010 với kết quả là nâng gấp đôi sản lượng trong 10 năm đó. Xin hãy nhớ đến tỷ số 14/2 như một cách tính nhẩm về sự phi lý tại Việt Nam.
Thật ra, lý do chính sách ở đây chỉ là chính trị.
Vì đấy là lúc mà các đại gia ngân hàng tung hoành. Họ có thể vay tiền mua đất, chơi stock và sát nhập công ty để bành trướng thế lực như trong một bàn cờ Monopoly của trẻ nít. Nền kinh tế có năng suất kém vì phải đầu tư nhiều, với hiệu năng quá thấp, lại sản sinh ra một thành phần thiểu số cực kỳ giàu có, họ còn trơ trẽn phô trương sự giàu có này như những tấm gương thành công! Thế hệ trẻ mà nhìn vào đó như mẫu mực thì xã hội lâm nguy, là điều đã xảy ra. Sa đọa xã hội đã bùng nổ.
Ngày nay, mọi người đều thấy các “trung tâm sản nhập” là tập đoàn kinh tế nhà nước kiểu Vina, như Vinashin hay Vinalines. Sản nhập vì thu vào một nhập lượng cực lớn để cho ra một suất lượng thấp hơn. Phần sai biệt mà kế toán gọi là lỗ lã thì chảy vào trong túi một thiểu số. Ở vòng ngoài là các đại gia có quan hệ với đảng viên cán bộ cao cấp để mở ra thị trường “tư doanh nhập nhằng” và kiếm tiền vô tội vạ. Tư doanh nhập nhằng vì chỉ là của tư nhân trên danh nghĩa, về thực chất thì đấy là mạng lưới kinh doanh của lãnh đạo.
Việt Nam đã định chế hóa sự tham ô qua chính sách quản lý quái gở đó.
Khi người dân công phẫn về nạn cướp đất của đám cường hào ác bá và bất mãn về tình trạng tham nhũng tràn lan, lãnh đạo bắt đầu nói đến chỉnh đảng và giải trừ tham nhũng. Với kết quả là hai hệ thống truy lùng tham nhũng song hành - của đảng và của nhà nước, do viên thủ tướng vẫn đòi lãnh đạo. Khi những người tham ô nhất nước mà cầm đầu việc diệt trừ tham nhũng trong hàng ngũ bên kia thì người ta biết kết quả sẽ ra sao.
Việt Nam đã đạt năng suất tham ô tới hạng siêu phàm nên đang lâm vào khủng hoảng chính trị.
Chi tiết hình sự hữu duyên là kẻ bị bắt có khi đang được bảo vệ để khỏi bị phe phái của chính anh ta “tự tử”, hoặc lặng lẽ thủ tiêu để khỏi thành thật khai báo nhiều quá!
Nhưng còn đời sống kinh tế của người dân? Xin hãy nhìn lên núi nợ khó đòi và sẽ mất của hệ thống ngân hàng. Nợ thối là bao nhiêu, bao giờ sẽ ụp xuống đầu, không ai biết! Hoặc liếc qua chuyện doanh nghiệp phá sản, sống chết ra sao và bao nhiêu còn ngáp ngáp, cũng chẳng ai biết!
Cuộc khảo sát hồi Tháng 6 vừa qua của tổng cục thống kê có cho thấy một phần của sự quái đản ấy. Có 9,331 doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và có vốn nước ngoài được phỏng vấn về tình hình kinh doanh trong 15 tháng trước, tính đến trung tuần tháng 5 vừa qua. Kết quả là 8.4% trong số này đã phá sản hay âm thầm đóng cửa. Bị thiệt hại nhất là tư doanh với tỷ lệ sập tiệm là hơn 9%. Lý do nghiêm trọng nhất là bị lỗ vì kém năng suất, thiếu vốn kinh doanh và không thể cạnh tranh nổi! Ðấy chỉ là một “dân số mẫu” của thống kê.
Thực tế thì trong 623 ngàn doanh nghiệp có khai báo vào cuối năm 2011, có hơn 200 ngàn cơ sở đã tiêu vong. Còn lại, “chết lâm sàng” như người ta nói thì chẳng ai rõ là có bao nhiêu. Phải chăng “chết lâm sàng” là... bệnh hay lây và đã lên tới não bộ của đảng?
Nguyễn Xuân Nghĩa

0 comments :

Post a Comment