--------> Sưu Tầm và Chia Sẻ Mọi Thứ

--------> Sưu Tầm và Chia Sẻ Mọi Thứ

Vụ 4 người chết ở Thanh Hóa: Thư tuyệt mệnh không phải là chứng cứ



"Lá thư tuyệt mệnh có thể là căn cứ để cơ quan tiến hành điều tra, xác minh chứ chưa thể gọi là chứng cứ được", luật sư Nguyễn Danh Huế nhận định.
Vừa qua, vụ 4 người trong cùng một gia đình chết tại Thanh Hóa gây bàng hoàng dư luận. Danh tính các nạn nhân gồm: Chồng Ngô Lê Hà (45 tuổi), vợ Trần Thị Nhung (42 tuổi), 2 con trai là Ngô Duy Tân (23 tuổi) và Ngô Quang Ninh (13 tuổi). Tại hiện trường, người chồng Ngô Lê Hà (chủ nhà) chết trong tư thế treo cổ ở tầng 1, vợ và hai con chết tại các phòng ngủ riêng ở tầng 2.
Qua khám nghiệm hiện trường tại ngôi nhà, cơ quan chức năng thấy có nhiều vỉ thuốc tân được có độc tố cao, không lưu hành ngoài thị trường, kèm đó là lá thư tuyệt mệnh của người chồng, người cha dài đến 7 trang giấy.

Thư tuyệt mệnh chưa được coi là chứng cứ (Ảnh hiện trường nơi xảy ra cái chết của 4 người trong một gia đình).
    Nhân vật “bí ẩn” được anh Ngô Lê Hà nhắc đến và cho rằng là “kẻ lừa đảo” đẩy gia đình anh đến thảm kịch đã được cơ quan Công an tỉnh Thanh Hóa triệu tập đến trụ sở để làm rõ những nội dung mà anh Hà nêu trong thư tuyệt mệnh.
Nội dung bức thư tuyệt mệnh “tố” ông D. lừa chạy dự án khiến anh Hà tintưởng và dồn một khoản tiền lớn cho ông D. Từ số tiền vay mượn lên đến 27,6 tỷ đồng, lãi mẹ đẻ lãi con, đẩy anh Hà đến con đường cùng.
Nhiều người đặt dấu hỏi về những tố giác trong lá thư của nạn nhân và tính pháp lý của tài liệu này. Để rộng đường dư luận, PV báo Người đưa tin đã phỏng vấn chuyên gia pháp lý Nguyễn Danh Huế ( luật sư công ty luật Bắc Nam, Đoàn luật sư TP. Hà Nội).

Luật sư Nguyễn Danh Huế nhận định đây là vụ án có nhiều khuất tất.

PV: Thưa ông, trong vụ án 4 người chết ở Thanh Hóa, nạn nhân có để lại một lá thư tuyệt mệnh. Ngoài những lời từ biệt, còn có nội dung tố cáo một người khác lừa đảo. Dưới góc độ pháp lý, ông có thể cho biết lá thư đó có được coi là chứng cứ không?
Lá thư tuyệt mệnh có thể là căn cứ để cơ quan tiến hành điều tra, xác minh chứ chưa thể gọi là chứng cứ được.
Chứng cứ phải là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
PV: Nguyên nhân ban đầu dẫn đến cái chết thương tâm của 4 người trong gia đình được xác định là do người chồng cho vợ và con uống thuốc độc, rồi tự sát. Ông có đánh giá gì về vụ án này không?
Tôi cho rằng đây là một vụ chết nhiều người và có nhiều dấu hiệu khuất tất. Cơ quan CSĐT cần điều tra thật kỹ, làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết. Kể cả nguyên nhân gián tiếp.
Liên quan đến lá thư tuyệt mệnh, cần phải xem xét lại các tình tiết và mối quan hệ giữa nạn nhân và ông D. Mặc dù nạn nhân chết sẽ gây khó khăn cho quá trình điều tra nhưng trong lá thư có nhắc đến số tiền lớn. Mà đã liên quan đến tiền thì sẽ luôn để lại vết nên việc điều tra, làm rõ không phải là không thể làm được.
Mặt khác, việc điều tra cũng là cần thiết vì nếu lá thư tuyệt mệnh không chính xác thì phải trả lại danh dự cho ông D.
PV: Thưa ông, trong trường hợp những tố cáo trong thư là có căn cứ thì người bị tố cáo có thể bị truy tố tội danh gì?
Trước mắt, thì rất khó để đưa ra nhận định nếu chỉ dựa vào bức thư nhưng có thể có 2 tội danh là Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và nếu chứng minh được việc chạy án thì có thể truy tố tội danh Đưa hối lộ.
PV: Vâng xin cảm ơn ông và chúc ông sức khỏe


Theo Nhất Phiến (Nguoiduatin.vn)

0 comments :

Post a Comment