--------> Sưu Tầm và Chia Sẻ Mọi Thứ

--------> Sưu Tầm và Chia Sẻ Mọi Thứ

Bầu Kiên viết thư cảm ơn Bộ Công an: "Đáng hoan nghênh!"

"Ông Kiên là con người có hiểu biết như thế, cho nên sẽ không phục khi cơ quan điều tra đưa ra những bằng chứng không xác thực để buộc tội...", ĐB Đinh Xuân Thảo nói.

Trao đổi với chúng tôi bên hành lang Quốc hội, ĐB Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội cho rằng, việc một bị cáo như bầu Kiên viết thư nhận xét, đánh giá đối với cơ quan điều tra là đúng với tinh thần của Luật Tố tụng hình sự mới.
 

"Trong quá trình xây dựng Luật, chúng ta đã tham khảo kinh nghiệm từ các nước và thấy rằng:

Người ta đặt ra yêu cầu là cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là cơ quan điều tra ngoài việc thu thập chứng cứ, chứng minh hành vi phạm tội của bị can, bị cáo thì cũng phải có trách nhiệm thu thập, cung cấp những chứng cứ gỡ tội cho bị can, bị cáo.

Nên việc bị cáo có thư cảm ơn đối với Bộ Công an, cơ quan điều tra như thế tôi chưa rõ là trước đây đã có hay chưa, nhưng điều đó đang diễn ra và một thực tế.

Đối với cơ quan điều tra thì việc bầu Kiên viết thư cảm ơn là điều đáng hoan nghênh", ông Thảo nói.

Đại biểu Thảo cũng chia sẻ, việc bầu Kiên bày tỏ sự "tâm phục, khẩu phục" trong thư thể hiện các chứng cứ được đưa ra buộc tội bị cáo trong vụ án rất xác thực.

Đồng thời, qua bức thư của ông Kiên cũng cho thấy, năng lực, chất lượng điều tra viên của ngành công an đã được nâng cao, đảm bảo yêu cầu.

"Rõ ràng, tính xác thực của các bằng chứng đưa ra ở đây rất cao để buộc tội bị cáo và họ thừa nhận điều đó là đúng nên mới tâm phục, khẩu phục như vậy.

Còn nếu như thực sự người ta phạm tội nhưng các chứng cứ thu thập đưa ra không đầy đủ mà vẫn áp tội cho người ta thì chắc chắn người ta không phục.
 
Đại biểu Đinh Xuân Thảo.

Ví như một người thực sự vào bảo tàng ăn cắp bức tranh, sau đó, vào khám nhà người ta phát hiện bức tranh đó rồi cứ thế buộc tội chủ nhà là ăn cắp thì như thế cũng chưa được.

Có thể đó là tang vật vụ án nhưng không loại trừ khả năng có người khác lấy và giấu vào nhà đấy. Việc bắt chủ nhà đi tù là không được mà phải chứng minh, đưa ra bằng chứng đầy đủ.

Bởi vì trong 4 yếu tố cấu thành tội phạm thì giữa hành vi, kết quả gây ra với người phạm tội phải có quan hệ nhân quả với nhau, như thế người có hành vi đó mới là chủ thể của vụ việc", ông Thảo nêu.

Bị cáo có thể tự bào chữa cho mình


ĐBQH Đinh Xuân Thảo bày tỏ, vụ Nguyễn Đức Kiên là vụ án lớn, liên quan đến nhiều vấn đề, nên ông theo dõi rất kỹ và cũng đã có trao đổi với một số luật sư bảo vệ cho bị cáo Kiên.

"Khi tôi trao đổi với một luật sư bảo vệ cho ông Kiên thì luật sư này đã nhận xét, bị cáo Kiên là một đại gia, đại doanh nhân nhưng cũng là một đại luật sư, ông ấy có thể tự bào chữa cho mình.

Ông Kiên là con người có hiểu biết như thế, cho nên sẽ không phục khi cơ quan điều tra đưa ra những bằng chứng không xác thực để buộc tội, nhưng cũng sẽ rất nể phục khi đưa ra được những bằng chứng xác thực.
Ông Kiên mà đã đưa ra những đánh giá với cơ quan điều tra thì tôi đánh giá công tác điều tra rất tốt.

Vụ án này không đơn giản và với một con người như thế, để điều tra với đầy đủ chứng cứ chứng minh sẽ phải tập trung những cán bộ điều tra giỏi trong ngành", ông Thảo cho hay.

Cũng theo ông Thảo, với vụ án này, ranh giới giữa đúng và sai rất gần nhau nên đây sẽ là trường hợp thực tế để nghiên cứu, tiếp cận ở nhiều góc độ lập pháp, hành pháp, tư pháp.
 
Đại biểu Trần Ngọc Vinh

Ở đây, báo chí mới đăng là một trường hợp này thôi nhưng tôi thấy còn nhiều trường hợp khác nhưng chúng ta chưa thông tin. Việc cơ quan điều tra làm rõ, khiến người ta tâm phục, khẩu phục, viết thư cảm ơn là bình thường.

Theo Hoàng Đan (Soha.vn/Trí thức trẻ)

0 comments :

Post a Comment